26.工業産業界の産業構造

26.Cơ cấu công nghiệp theo ngành

1.Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng.

  • Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
    Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định.

Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:

Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế-xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, công nghiệp dệt-may, công nghiệp hóa chất-phân bón-cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí-điện tử.

Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Hình 26.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị phân theo 3 nhóm ngành (%)

-Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành theo các hướng chủ yếu sau đây:

+Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

+Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

  1. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào các loại cao nhất trong cả nước.
Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.
Đó là hướng Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng), Đáp Cầu-Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh-Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì-Lâm Thao (hóa chất, giấy), Hòa Bình-Sơn La (thủy điện), Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hóa (dệt-may, điện, vật liệu xây dựng).

Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên là các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp), Biên Hào, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.
Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phâm đạm từ khí.

Hình 26.2 Công nghiệp chung

Dọc theo Duyên hải miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,..)

Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

-Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố. Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi. Ngược lại, ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

Hiện nay, do việc khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng chiếm hơn ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều. Chỉ riêng 3 vùng này đã chiếm khoảng 80% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Các vùng còn lại có tỉ trọng hầu như không đáng kể.

3.Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Nhờ kết quả của công cuộc đổi mới, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc.

Hình 26.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.

Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất.
Xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 2005, tỉ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%.

26.工業産業界の産業構造

1.産業構造の比率

産業構造は、産業全体における各産業(産業グループ)の生産額の割合で表します。
所定の期間ごとに、国内外の特定の条件に従って形成です。

私たちの国の産業構造は非常に多様です:
現在の分類によれば、わが国には29の産業が持つ3つのグループにあります。
鉱業(4産業)、加工産業(23産業)、電気、ガス、水道の生産と流通(2産業)です。

現在の産業構造では、いくつかの主要産業が出現しています。
これらは長期的な強みを持つ産業であり、高い社会経済効率をもたらします。他の経済部門の発展に強い影響を与えます。
エネルギー産業、食品加工産業、繊維製品産業、化学肥料ゴム産業、建材産業、機械電子産業。

わが国の産業構造は、地域市場と世界市場に適応するために、劇的に変化しています。

図26.1。 3産業別価値別の工業生産額の構造(%)

国の産業が新しい需要を満たすためには、主に以下の方向に産業構造を改善し続けることです。

柔軟に産業構造を変化させ市場の需要に適応する。世界や地域の傾向に一致する発展。

農林水産加工業、消費財製造業を促進。
石油およびガスの開発と加工産業の発展。 電力業界を前進。
他の産業は、国内および海外市場の需要に適応できるようにする。

集中的な投資、機器および技術の革新により、品質を向上させ、生産コストを削減します。

2.国内の産業構造

産業活動は主にいくつかの地域に集中しています

北部のHồngデルタとその周辺は、国内で最も産業集積度の高い地域です。
ハノイからは、幹線道路に沿ってさまざまな方向に専門化されたさまざまな産業活動が広がっていました。
これらは、Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả(機械、炭鉱、建設資材)、Đáp Cầu-Bắc Giang(建設資材、化学肥料)、
Đông Anh-Thái Nguyên(機械、冶金)、Việt Trì-Lâm Thao(化学薬品、紙)、Hòa Bình-Sơn La(水力発電)、
Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hóa(繊維衣料品、電気、建設資材)。

南部では、工業地帯が形成され、ホーチミン市(工業生産額の点で国内最大)、Biên Hoà, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.など、我が国の主要な工業地帯として登場しました。
ここの専門分野は非常に多様で比較的若い産業もあります。石油開発、発電、ガスから窒素肥料などです。

図26.2一般的な産業

中部沿岸沿いには、最も重要な工業中心地であるダナンの他にいくつかの集積地があります(Vinh, Quy Nhơn, Nha Trangなど)。
残りの地域、特に山岳地域では、産業は少しずつ分散しています。

我が国の産業地域格差は、一連の要因で影響します。
産業集中地域は、天然資源、熟練労働力、市場、インフラストラクチャー、地理的位置の好条件に関連していることがよくあります。
対照的に、中部および山岳地域、上記の一連の要因、特に交通輸送の欠如により、産業開発には多くの制約があります。

現在、固有の強みを効果的に活用しているため、南東部は国の総工業生産額の4分の1以上を占める主要地域になっています。
その後、Hồngデルタとメコンデルタが続きますが、密度ははるかに低くなります。
これら3つの地域だけでも、国の工業生産額の約80%を占めています。残りの地域はごくわずかです。

3.経済セクター別の産業構造

更新プロセスの結果、経済セクター別の産業構造は大きく変化しました。

図26.3。 経済部門別の産業構造。

近年、産業活動に関わる経済活動が拡大し、生産開発の可能性が大きくされています。
全体的な傾向は、国営部門のシェアを大幅に減らし、非国営部門、特に外国投資のある地域の割合を増やすことです。
2005年の各地域における国の工業生産額の割合は、25.1%、31.2%、43.7%でした。

コメント