准教授Phan Thị Hồng Xuânは悲しく感じました。社会は「防水容器を使う」という提案を嘲笑した

PGS Phan Thị Hồng Xuân cảm thấy buồn vì mạng
xã hội chế giễu đề xuất “dùng lu đựng nước chống ngập”
Theo PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân dù rất buồn nhưng bà sẽ không phản ứng lại cộng đồng mạng hay ai đó phản ứng tiêu cực với đề xuất sử dụng lu đựng nước để chống ngập.
Trao đổi với PV vào sáng 13/7, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học – Nhân học TP Hồ Chí Minh, người đề xuất mỗi nhà nên trang bị một lu đựng nước để chống ngập cho hay, bản thân bà cảm thấy rất buồn khi trên mạng xã hội có những phản ứng tiêu cực, chế giễu, thóa mạ sau đề xuất của bà.
Giáo sư nói đề xuất lu nước chống ngập ở TPHCM “không khả thi, dễ bùng phát sốt xuất huyết”
Theo bà Xuân, việc bà dùng từ “cái lu” là muốn nhấn mạnh ở khía cạnh tri thức bản địa, dân gian cho dễ hiểu.
Bởi thực tế, ở Việt Nam, nhất là các vùng nông thôn hầu hết nhà nào cũng có một vài cái lu để chứa nước.
“Thực ra ý của tôi là để chống ngập tạm thời thì mỗi nhà có một bể chứa nước tùy theo diện tích nhà để giúp chống ngập.
Nếu mình dùng từ này hoặc “dụng cụ chứa nước” thay cho “cái lu” thì sẽ không bị phản ứng như hôm qua, hôm nay”, bà Xuân nói.
Bà nhấn mạnh thêm, việc bà có phát biểu như vậy xuất phát từ việc tổ chức JICA – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đã nghiên cứu và tư vấn trong một cuộc họp mà gần đây bà có dự.
Cụ thể, JICA cho rằng nếu TP.HCM vận động mỗi hộ gia đình xây một bể chứa nước 1m3 thì vừa góp phần chống ngập vừa tiết kiệm nước sạch.
Phía JICA cũng cho biết họ đã áp dụng rất thành công tại Tokyo.
Nữ PGS chia sẻ thêm, việc bà từng đến một số nước ở Đông Nam Á như Philippines và ở đó người dân của họ có một cái xe ba bánh, đặt trên đó một cái thùng nước.
Khi nhà ngập nước nội bộ người ta sẽ cắm vòi hút nước chứa tạm vào thùng nước đó.
Khi hết mưa, hết ngập họ lại dung chính nước đó để rửa, tưới tiêu cây vườn…
“Tôi cũng là một người dân sống trong vùng triều cường, ngập nước của TP Hồ Chí Minh, tôi chia sẻ ý kiến với tư cách đại biểu HĐND, người dân TP, gần gũi, thực tế.
Bản thân tôi không lấy mác PGS.TS ra để phát biểu mà dùng từ kinh nghiệm gốc gác của mình, tuy nhiên, nó lại bị phản ứng. Nếu nói rõ đây là ý kiến của JICA và nêu rõ cái bể thì có lẽ đã không bị phản ứng như vậy”, bà Xuân chia sẻ.
Nữ PGS thông tin thêm, bên cạnh những ý kiến phản ứng, trong đêm qua và sáng nay, nhiều người đã nhắn tin động viên, bày tỏ sự đồng tình, thấu hiểu với đề xuất, việc sử dụng từ “lu” của bà.
“Nhiều người bạn, người không quen biết rồi các học trò của tôi tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng nhắn tin, chia sẻ, động viên…
Họ nói rằng, họ hiểu từ “lu” tôi dùng chỉ là từ dân gian để dễ hiểu hay cách nói còn bản chất là mỗi một hộ dân cần có không gian để lưu trữ nước tránh ngập…. Thậm chí có người còn gửi cả sơ đồ bản vẽ, thiết kế tòa nhà, nhà ở có khu, hệ thống thu, chứa nước mưa…
Bản thân tôi sẽ không phản ứng lại cộng đồng mạng hay ai đó giễu cợt, phản ứng tiêu cực với mình vì sẽ có người hiểu, người không hiểu, càng giải thích, câu chuyện có thể sẽ càng đi sâu, đôi khi dẫn đến những việc không hay”, bà Phan Thị Hồng Xuân nói thêm.
Trước đó, trao đổi với PV, một chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho rằng, bản thân ông không đồng ý với đề xuất trang bị cho mỗi hộ một cái lu hay kể cả xây bể nổi để đựng nước mưa chống ngập.
Ông nói, cách đây vài năm, ở một tỉnh phía Nam đã xảy ra tình trạng hạn hán và người dân đã dùng mọi dụng cụ, kể cả lu để chứa, đựng nước nhưng cũng chính năm đó, dịch sốt xuất huyết đã bùng phát.
“Hiện nay, dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ nên cần phải xem xét thật kỹ đề xuất này, tránh bùng phát dịch sốt xuất huyết”, vị này nói thêm.
准教授Phan Thị Hồng Xuânは悲しく感じました。社会は「防水容器を使う」という提案を嘲笑した
准教授Phan Thi Hong Xuanによると、彼女の提案にオンラインコミュニティは反応しない。
誰かが洪水と戦うために水差しを使用するという提案に否定的で反応しない。
7月13日の朝、ベトナムの東南アジア友好協会会長、ホーチミン市民族・人類学協会副会長である准教授Phan Thi Hong Xuanは、次のように述べています。
洪水に抵抗するためにそれぞれの家に水容器を備えさせるべきであると提案したが、社会的ネットワークで否定的、中傷的な反応がありとても悲しかった。
ホーチミン市における洪水防止用水の提案は
「実現可能ではない、デング熱から抜け出すのは簡単だ」と述べた。
Xuan氏によると、彼女の「lu」という言葉は、先住民族の知識と民俗知識の観点から、理解しやすいように強調されてきたということです。
実際、ベトナム、特に農村部では、ほとんどの家に水を入れるための瓶がいくつかあります。
「実際には一時的な洪水対策を意味します。洪水を防ぐために、各家には家の大きさに応じて水槽があります。
“lu(瓶)”の代わりに、 “水の容器”を使用しても、昨日のような反応はありませんでした」とXuan氏は述べた。
彼女はさらに、そのような声明をしたという事実はJICA機構 – 国際協力機構が彼女が最近出席した会議で研究し、相談したことから生じていることを強調した。
具体的には、ホーチミン市が各家庭に1㎥の貯水池を建設するために活動して洪水対策に貢献し、水を節約するであろうと言いました。
JICAはまた、首尾よく東京で応募したと言いました。
女性アソシエートは、フィリピンや南東アジアのいくつかの国への訪問しました。人々は水の入れるバケツがある三輪車を持っています。
水で溢れているときに、人々は一時的な貯蔵タンクを水で満たすためにホースの栓をするでしょう。
雨が降ると、彼らは水を放出して庭の植物を洗い、灌漑します。
「私はホーチミン市の満潮と洪水に見舞われた地域の住人でもあります。私は人民評議会のメンバーとして、親密で実用的な意見を述べます」
私自身は最初の経験を話しましたそして彼らは反応しました。
これがJICAの意見であり、タンクについては同じような否定的な反応はなかった」とXuan氏は述べた。
女性アソシエイトは、昨夜と今朝、フィードバックに加えて、より多くの情報を提供しました。
「社会人文科学大学の学生、まだ知り合っていない多くの友人たちも、テキストを共有、励ましました。
彼らは言いました。私が使っている「lu」という言葉は民衆から理解しやすいものに過ぎないことを理解しているが、
言い換えれば洪水を防ぐために水を貯めるスペースが各家庭に必要だということです。
地域の家の設計図、雨水の収集と保管システムなど。
理解している人、理解していない人、説明するほど物語が深まり可能性があるため、
私自身は社会的に人を嘲笑し、否定的な人には反応しません。
Phan Thị Hồng Xuânは付け加えた。
以前に医療分野の専門家と話した。
洪水に対して雨水を保持するためにluを各家庭に装備するか、あるいはタンクを建設するという提案に、みんな同意しなかったと言いました。
数年前、彼は、干ばつが南部の州で起こり、人々が貯蔵容器を含むすべての道具を使ったが、その年にも、デング熱の発生が勃発したと彼は言った。
「現在、デング熱流行の発生は南中部と南部で強いので、デング熱の発生を避けながらこの提案を慎重に検討する必要がある」と彼は付け加えた。

コメント