日本の金持ちは決して「見せびらかす」ことがない理由

Không sắm biệt thự hay siêu xe, đây là lý do tại sao người giàu Nhật Bản không bao giờ ‘khoe’ họ có nhiều tiền

Việc người giàu ở Nhật Bản không phô trương sự giàu có của mình có thể đến từ định kiến của họ trong việc không muốn nổi bật trước đám đông.
Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng mạnh từ cách đây vài năm, thì giới truyền thông cũng nhắc đến “giới siêu giàu”.

Vậy một người giàu ở Nhật Bản được định nghĩa như thế nào? Theo Atsushi Miura – tác giả của cuốn sách “The New Rich” xuất bản vào năm 2016, ngành tài chính coi một người là giàu có nếu thu nhập hàng năm của họ trên 30 triệu yên và sở hữu khối tài sản ít nhất 100 triệu yên. Khoảng 1,3 triệu người Nhật sở hữu khối tài sản có giá trị như vậy, tương đương 1% dân số. Ngoài ra, một cách khác để định nghĩa người giàu ở Nhật Bản đó là họ thường sống bằng các khoản lãi từ tài sản của mình – họ thường không chi tiêu khoản tiền trong số tài sản đó.

Trong nghiên cứu của Miura, ông chỉ ra 1% người dân Nhật Bản thường tránh sự phô trương. Họ không xây những căn biệt thự hoành tráng và coi đó một việc phung phí tiền bạc. Song, người giàu Nhật Bản sẽ chi tiền cho những sở thích không hữu hình, như xem các buổi biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc. Họ không chi tiền để mua siêu xe hay trang sức đắt tiền.

Miura cũng nhận thấy rằng, người giàu Nhật Bản ở thế hệ mới có xu hướng hướng đến thị trường nội địa nhiều hơn. Họ thường mua đồ của Nhật Bản sản xuất và du lịch trong nước. Họ thích uống loại rượu nihonshu đắt tiền hơn là rượu ngoại. Thực chất, đây không chỉ là vấn đề về hương vị mà họ muốn thể hiện trách nhiệm của công dân. Người giàu hiểu địa vị của họ trong xã hội và biết rằng Nhật Bản cần tiền của họ.

Dẫu vậy, họ vẫn cố gắng để “né” thuế tài sản. Do đó, họ có thể mang tài sản ra nước ngoài. Đến năm 2017, chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu những người có tài sản ở nước ngoài từ 50 triệu yên trở lên phải báo cáo.

Một đặc điểm khác của người giàu đó rất có ý thức làm giàu. Ở thế hệ trước, giới siêu giàu coi việc sở hữu nhiều tiền là điều đương nhiên, họ không quan tâm đến tài sản của mình. Suy nghĩ ở thế hệ mới thay đổi chủ yếu là do họ xây dựng khối tài sản nhờ nỗ lực của bản thân. Ngay cả những người thừa kế cũng có xu hướng chăm chỉ làm việc. Nhật Bản không có khái niệm “người giàu nhàn rỗi”.

Trên thực tế, thế hệ con cái được thừa hưởng ở những phụ huynh giàu có và điều giúp họ trở nên giàu có đó là: chi tiền cho giáo dục và kiến thức về cách vận hành của đồng tiền. Đây là những thứ mà người bình thường ít cơ hội có được hoặc khó có khả năng tiếp cận.

Junji Hatoriya – một chuyên gia đến từ Nomura Research, đã nói về cách người giàu thế hệ mới làm thế nào để duy trì khối tài sản lớn và thế hệ trước lại khá thờ ơ. Ông xác định 3 phân khúc chính của nhóm người có thu nhập cao, đây là nhóm sẽ trở thành người giàu thế hệ mới trong tương lai.

Phân khúc đầu tiên là con cái của những phụ huynh giàu có. Cũng giống như nghiên cứu của Miura, Hatoriya chỉ ra rằng thế hệ sau không nhất thiết sẽ thừa kế tài sản hoặc hy vọng sẽ được thừa kế. Thay vào đó, họ lại học hỏi từ cha mẹ mình và bắt tay thực hiện các chiến lược đầu tư riêng. Chỉ 8% dân số Nhật Bản có kinh nghiệm đầu tư, trong khi 24% con cái của những người có tài sản trên 100 triệu yên có kinh nghiệm. 52% trong số đó có danh mục đầu tư chứng khoán.

Phân khúc khác là những “cặp đôi quyền lực” – đây là những cặp vợ chồng mà cả 2 người đều làm việc và có tổng thu nhập ít nhất 10 triệu yên/năm. 40% các cặp vợ chồng này có kinh nghiệm đầu tư. Đáng chú ý hơn, những người này thường thuê các nhà hoạch định tài chính và chuyên gia để tư vấn về cách quản lý tài sản. Họ chi tiêu thoải mái nhưng chủ yếu là những việc giúp họ có thêm thời gian nghỉ ngơi, như dịch vụ dọn phòng hoặc chăm sóc cá nhân.

Cuối cùng là nhóm trung niên, đã về hưu am hiểu về công nghệ. Họ hiểu cách vận hành của thế giới và tự học cách đầu tư qua internet. Điều này không có nghĩa là họ giao dịch chứng khoán trực tuyến. Họ vẫn đầu tư theo cách cũ là thông qua các nhà môi giới, nhưng vì có kiến thức sâu về xu hướng tài chính, họ có thể thảo luận nghiêm túc với chuyên gia và đưa ra quyết định đúng đắn.

 

マンションやスーパーカーを買わない。日本の金持ちは決して「見せびらかす」ことがない理由。

日本の金持ちが彼らの富を誇示しないという事実は、群衆から目立たせたくないという彼らの偏見によるかもしれません。
しかし、数年前に日本の株式市場が力強く成長し始めたとき、メディアは「超富裕層」についても言及しました。

では、日本の金持ちはどのように定義されているのでしょうか。 2016年に出版された本「TheNewRich」の著者であるミウラアツシ氏によると、金融業界は、年収が3000万円を超え、純資産が1億円以上の人を金持ちと見なしている。
人口の1%に相当する約130万人の日本人がこのような貴重な資産を所有しています。
また、日本で金持ちを定義する別の方法は、彼らは通常資産の利益で生計を立てているということです。通常彼らはお金を費やしません。

ミウラ氏の調査によると、日本人の1%は一般的に自慢することを避けています。
彼らは大邸宅を建てません、それをお金の無駄だと考えています。
しかし、日本の金持ちは、美術展やコンサートを見ることなど、無形の趣味にお金を使うでしょう。
彼らはスーパーカーや高価な宝石を買うためにお金を使いません。

ミウラ氏はまた、新世代の日本人の金持ちは国内市場に行く傾向があることを発見した。
彼らはしばしば日本製の商品を購入し、国内を旅行します。
彼らは外国のワインよりも高価な日本酒を飲むことを好みます。
本質的に、これは単なる好みの問題ではなく、人民の責任を示したいのです。
金持ちは社会における彼らの地位を理解し、日本が彼らのお金を必要としていることを知っています。

しかし、彼らは依然として固定資産税を「かわす」ことを試みています。
その結果、彼らは資産を海外に持ち込むことができます。
2017年までに、日本政府は海外資産が5,000万円以上の人に報告を求めました。

金持ちのもう一つの特徴は、彼らが非常に金持ちを意識しているということです。
前の世代では、超金持ちは彼らがたくさんのお金を所有していることを当然のことと思っていました、彼らは富を気にしませんでした。
新世代の考え方は、主に自分たちの努力で財産を築くために変わります。
相続人でさえ一生懸命働く傾向があります。日本には「無職の金持ち」という概念がありません。

実際、子供たちは裕福な親から受け継がれており、子供たちを豊かにするのは、教育とお金の仕組みに関する知識にお金を使うことです。
これらは、一般の人々がほとんどまったくアクセスできないものです。

野村総合研究所の専門家であるハトリヤジュンジ氏は、新世代の金持ちがどうやって大量の富を維持し、前世代はまったく無関心であるかについて話しました。彼は高所得グループの3つの主要なセグメントを特定しました。これは将来的に次世代の富裕層になるグループです。

最初のセグメントは裕福な親の子供たちです。ミウラ氏の研究と同様に、ハトリヤ氏は、次世代は必ずしも財産を継承したり、継承したいとは限らないと指摘している。
代わりに、彼らは両親から学び、彼ら自身の投資戦略に着手します。
日本の人口の8%だけが投資経験を持っていますが、1億円以上の資産を持つ子供たちの24%は経験を持っています。
それらの52%は株式ポートフォリオを持っています。

もう一つのセグメントは「パワーカップル」です。これらは、両方の人が働いており、合計で年間1,000万円以上の収入があるカップルです。
これらのカップルの40%は投資経験があります。
特に、これらの人々はしばしばファイナンシャルプランナーや専門家を雇って資産の管理方法についてアドバイスします。
彼らは快適に過ごしますが、ほとんどの場合、ハウスキーピングやパーソナルケアなど、余分な休暇を与えることに費やしています。

最後に、中年の引退した技術に精通したグループがいます。
彼らは世界がどのように機能するかを理解し、インターネットを介して投資する方法を自分自身で学びます。
これは、彼らがオンラインで株式を取引するという意味ではありません。
彼らは今でもブローカーを通じて昔ながらの方法で投資していますが、金融動向に関する深い知識があるため、専門家と真剣に話し合い、正しい決定を下すことができます。

コメント