2.- 1950年から1973年までの西ヨーロッパ

2.- TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1973

Về kinh tế, sau giai đoạn phục hồi, từ thập kỉ 50 đến đầu thập kì 70, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.

Đến đầu thập kỉ 70, Cộng hoà Liên bang Đức là cường quốc công nghiệp đứng thứ ba, Anh đứng thứ tư và Pháp đứng thứ năm trong thế giới tư bản.

Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản). Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu đều có trình độ khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

Sở dĩ nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh là do một số yếu tố sau :
1. Các nước Tây Âu đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm ;
2. Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế;
3. Các nước Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC) V.V..

Về chính trị, giai đoạn 1950 – 1973 đánh dấu sự tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu. đồng thời cũng ghi nhận những biến động đáng chú ý trên chính trường nhiều nước trong khu vực.

Ở Pháp, trong những năm tồn tại của nền Cộng hoà thứ tư (1946 – 1958), đã thay đổi tới 25 nội các. Phong trào đấu tranh của 80 vạn sinh viên, học sinh, công nhân, viên chức Pari tháng 5 – 1968 đã góp phần buộc Tổng thống Đờ Gôn phải từ chức (4 – 1969). ở Cộng hoà Liên bang Đức, năm 1968 Đảng Cộng sản ra hoạt động công khai, ở Italia, năm 1960 quần chúng thiết lập chướng ngại vật trên đường phố và tiến hành tổng bãi công, góp phần làm thất bại cuộc đảo chính phản động của các tổ chức phát xít mới.

Về đối ngoại, từ năm 1950 đến năm 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ ; mặt khác, cố gắng đa dạng hoá, đa phương hoá hon nữa quan hệ đối ngoại.

Chính phủ một số nước Tây Âu đã ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam, ủng hộ Ixraen trong các cuộc chiến tranh chống các nước A Rập, Cộng hoà Liên bang Đức gia nhập khối NATO (5 – 1955). Nhiều vùng lãnh thổ’và hải cảng ở Tây Âu bị biến thành các căn cứ quân sự quan trọng của Mĩ.

Trong khi đó, Pháp phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hoà Liên bang Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
Đặc biệt, năm 1966 Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy NATO và yêu cầu rút tất cả căn cứ quân sự và quân đội Mĩ ra khỏi nước Pháp.
Nhân dân và chính phủ các nước Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan v.v. đều phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.

Trong giai đoạn 1950 – 1973. nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì “phi thực dân hoá” trên phạm vi thế giới.

Những nhân tô nào thúc đẩy sự phát triển kinh tê của các nước Tây Âu ?

2.- 1950年から1973年までの西ヨーロッパ

 

経済的には、1950年代から1970年代初頭にかけての回復期の後、主に西ヨーロッパの資本主義国の経済は急速に発展しました。

1970年代初頭までに、ドイツ連邦共和国は3番目に大きな産業大国となり、英国は4番目、フランスは資本主義世界で5番目になりました。

 

西ヨーロッパは、(米国と日本とともに)世界の3つの主要な経済および金融の中心地の1つになっています。
西ヨーロッパの主要な資本主義国はすべて、高度に発達した現代の科学技術レベルを持っています。

西ヨーロッパ経済の急速な発展の理由は、いくつかの要因によるものです。

1.西ヨーロッパ諸国は、現代の科学技術革命の成果を適用して、労働生産性を高め、品質を向上させ、製品コストを削減しました。

2.国家は、経済の管理、規制、促進において大きな役割を果たしています。

3.西欧諸国は、米国の援助、第三世界諸国からの安価な原材料価格、欧州共同体(EC)の枠組み内での効果的な協力などの外部の機会をうまく利用してきました。

政治的には、1950年から1973年の期間は、西ヨーロッパにおけるブルジョア民主主義の継続的な発展を示しました。
同時に、この地域の多くの国の政治分野で目覚ましい変化を記録しました。

 

フランスでは、第四共和政の時代(1946年から1958年)に、25回の内閣改造がありました。
1968年5月のパリでの80,000人の学生、生徒、労働者、役人の闘争運動は、ドゴール大統領は辞任を余儀なくさせた(1969年4月)。
ドイツ連邦共和国では、1968年に共産党が公に活動開始しました。
イタリアでは1960年に、大衆が路上にバリケードを設置し、ゼネストを実施し、ネオファシスト組織の反動クーデターの敗北に貢献しました。

 

外交に関しては、1950年から1973年まで、西ヨーロッパの多くの資本主義国は、一方で、米国との緊密な同盟政策を継続しました。
一方で、外交関係をより多様化し、多国間化するよう努めます。

一部の西ヨーロッパ諸国の政府は、ベトナムでのアメリカの侵略戦争、アラブ諸国との戦争でのイスラエル、NATOに加盟するドイツ連邦共和国を支援してきました(1955年5月)。
西ヨーロッパの多くの領土と港は、重要な米軍基地になりました。

一方、フランスは、ソビエト連邦や他の社会主義国との関係の発展に注意を払いながら、ドイツ連邦共和国を核兵器で武装させることに反対します。

特に、1966年にフランスはNATO司令部から撤退し、フランスからのすべての米軍基地と軍隊の撤退を要求した。

1950年から1973年の期間、フランス、スウェーデン、フィンランドなどの人々と政府はベトナムでのアメリカ戦争に反対した。

 

イギリス、フランス、オランダの多くの植民地が独立を宣言し、世界規模での「脱植民地化」の時期を示しました。

 

西ヨーロッパ諸国の経済発展を促進する要因は何ですか?

コメント