6.19世紀から20世紀初頭のシャム

6. Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

Vào giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước ở Đông Nam Á, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe doạ xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp.
Triều đại Ra-ma, được thiết lập năm 1752, theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm.
Đến thời vua Mông-kút (Ra-ma IV, trị vì từ năm 1851 đến nãm 1868) chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Ra-ma IV là vua Xiêm đầu tiên giỏi tiếng Anh, tiếng Latinh, nghiên cứu và tiếp thu nền văn minh phương Tây, tiếp xúc vổi các nhà truyền giáo Au – Mĩ và đặc biệt chú ý đến đường lối đô’i ngoại của Vương quốc.

Năm 1868, Chu-la-long-con lên ngôi (Ra-ma V, trị vì từ năm 1868 đến năm 1910).
Là người uyên bác, hấp thụ văn hoá phương Tây, tiếp nối chính sách cải cách của vua cha, ông ra lệnh xoá bỏ hoàn toàn chê’ độ nô lệ vì nợ, giải phóng ngựời lao động đè họ được tự do làm ăn sinh sống ; đồng thời, xoá bỏ cho nông dân nghĩa vụ lao dịch 3 tháng trên các công trường nhà nước, giảm nhẹ thuế ruộng.
Những biện pháp trên đã có tác dụng tích cực đối với sản xuất nông nghiệp : nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu ; việc xuất khẩu gỗ tếch cũng được đẩy mạnh.

Lượng gạo xuất khẩu năm 1885 là 22,5 vạn tấn, năm 1890 là 48 vạn tấn, năm 1895 là 46,5 vạn tấn, năm 1900 là 50 vạn tấn. Lượng gỗ xuất khẩu trong 10 năm (1885 – 1895) tăng gấp 4 lần, từ 15,2 nghìn tấn lên 61,3 nghìn tấn.

Nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy cưa, mở hiệu buôn bán và ngân hàng.

Năm 1890, ở Băng Cốc có 25 nhà máy xay xát, 4 nhà máy cưa, đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á (1887).

Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mầu các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục., tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Với chính sách cải cách hành chính, vua vẫn là người có quyền lực tối cao, song bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước, đóng vai trò là cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay bằng Hội đồng Chính phủ, gồm 12 bộ trưởng, do các hoàng thân du học ở phương Tây về đảm nhiệm.
Hệ thông toà án, trường học đều được tổ chức lại theo kiểu châu Âu. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại. Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh ồ Xiêm.

Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.
Nhờ vậy, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập, mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

Trình bày các biện pháp cải cách của Ra-ma V.
Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm ?

Câu hỏi và bài tập
Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?

Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây ?

6.19世紀から20世紀初頭のシャム

 

19世紀半ば、東南アジアの他の国々と同様に、シャム王国は西側の入植者、特にイギリスとフランスによる侵略の脅威に直面しました。

1752年に設立されたチャクリー王朝は、西洋の商人や宣教師がシャムに入ることを防ぐ鎖国政策を追求しました。

モンクット王(ラーマ4世、1851年から1868年に統治)の時までに、彼は資本主義国間の相互拘束を利用して資本主義国の国の独立を保護し、外界との貿易を開始することを提唱しました。

ラーマ4世は、英語とラテン語が得意で、西洋文明を学び、吸収し、アメリカの宣教師と交流し、彼の外交政策に特別な注意を払った最初のシャム王でした。

1868年、チュラーロンコーンが王位に就きました(ラーマ5世、1868年から1910年まで統治)。

父親の改革政策に従い、西洋文化を吸収する博学者として、彼は借金による奴隷制を完全に廃止し、自由に商売をして生計を立てることを強制した労働者を解放するよう命じた。
同時に、政府の建設現場での3か月の労働義務を農民に排除し、労役税を削減します。

上記の措置は農業生産にプラスの効果をもたらしました:米の生産性を改善し、輸出用の米の量を急速に増やします。
チーク木材の輸出も促進されています。

1885年のコメの輸出量は22.5千トン、1890年には48万トン、1895年には46,5万トン、1900年には50万トンでした。
10年間(1885年から1895年)に輸出された木材の量は、15.2千トンから61.3千トンへと4倍に増加しました。

政府は、民間部門が産業および商業事業に投資し、精米所、製材所を建設し、店や銀行を開くことを奨励しています。

1890年、バンコクには25の製材所、4つの製材所があり、東南アジアで最も早くの路面電車が建設されました(1887年)。

1892年、ラーマ5世は、行政、金融、軍事、教育の面で西洋諸国の方式に従って一連の改革を実施し、シャムに資本主義の方向に発展する新しい顔を与えました。

行政改革の方針で、国王は依然として究極の権力を持っていますが、国王の隣には、諮問機関として機能し、法律を起草し、議会のように機能する議会があります。
裁判所の執行機構は、西洋に留学した王子が率いる12人の大臣からなる政府評議会に取って代わられた。

裁判所と学校のシステムはヨーロッパ式に再編成されました。
軍隊は近代的な方法に従って装備され訓練されています。
外資はシャムに投資し、事業を行うことが許可されています。

ラーマ5世は特に外交に興味を持っています。
その柔軟な外交政策のおかげで、シャムはイギリスとフランスの2つの帝国主義勢力の間の「緩衝」としての立場を利用し、同時に多くの従属国(カンボジア、ラオス、マレーシアの領土)を譲り渡した。国の主権を維持するためです。

その結果、シャムはこの地域の他の国のように植民地化されませんでした。
英国とフランスの政治と経済に大きく依存しているにもかかわらず、依然として独立を維持していました。

 

ラーマ5世の改革措置を挙げる。

シャムの発展のためのラーマ5世の改革の意味は何でしたか?

 

質問と演習

19世紀後半から20世紀初頭の東南アジア諸国の状況の主な特徴を述べる。

 

19世紀後半から20世紀初頭にかけての東南アジアにおける国家解放闘争の形態についてどう思いますか。

 

なぜシャムは東南アジアで西洋諸国の植民地になっていない唯一の国なのですか?

コメント