2.イタリア統一の闘争

2.Cuộc đấu tranh thống nhất l-ta-li-a

Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhỏ. Phần lớn các vương quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế và chịu sự khống chế của đế quốc Áo ;
duy chỉ có Vương quốc Pi-ê-môn-tê là giữ được độc lập với chế độ chính trị và kinh tế tiến bộ hơn cả.

Dưới sự đô hộ của đế quốc Áo và ách thống trị của các thế lực phong kiến trong nước, hầu hết các quốc gia ở l-ta-li-a đều trong tình trạng trì trệ lạc hậu, kinh tế chậm phát triển.
Trong khi đó, ở Vương quốc Pi-ê-môn-tê, nền quân chủ lập hiến của triều đại Xa-voa (đại diện cho quyền lợi của liên minh quý tộc tư sản hoá và đại tư sản) đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa đi lên.
Giai cấp tư sản ở các vương quốc trên bán đảo I-ta-li-a đều muốn dựa vào Pi-ê-môn-tê để loại bỏ thế lực của Áo, thực hiện việc thống nhất I-ta-li-a.
Bá tước Ca-vua – Thủ tướng Pi-ê-môn-tê, chủ trương dùng chiến tranh để thành lập nước I-ta-li-a thống nhất dưới sự lãnh đạo của Vương triều Xa-voa.
Tháng 4 – 1859, Ca-vua liên minh với Pháp tiến hành chiến tranh với Áo.
Trong khi chiến sự đang diễn ra, quần chúng ở các vương quốc thuộc miền Trung I-ta-li-a đã nổi dậy khởi nghĩa.
Bọn phong kiến thống trị ở đây phải chạy sang Áo.
Liên quân Pi-ê-môn-tê – Pháp, được sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi, đã đẩy quân Áo vào tình thế vô cùng khó khăn.
Tháng 3 – 1860, các vương quốc trên sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
Tháng 4 – 1860, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a (miền Nam I-ta-li-a) bùng nổ đòi lật đổ chính quyền tay sai đế quốc Áo và thống nhất đất nước.
Ga-ri-ban-đi đem quân xuống giúp nhân dân Nam I-ta-li-a. Đội quân “Áo đỏ” hơn 1000 người do Ga-ri-ban-đi chỉ huy đã rời Giê-nô-va, vượt biển đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a.
Chỉ trong một thời gian ngắn, khoảng 4000 nông dân xin gia nhập đội quân “Áo đỏ” đã tiến vào thủ đô Na-pô-li, giải phóng toàn bộ miền Nam l-ta-li-a.
Một chính quyền mới được thành lập do Ga-ri-ban-đi làm Chấp chính, những chính sách dân chủ được ban hành :
chia đất công cho nông dân, những đặc quyền phong kiến bị bãi bỏ.
Sau đó, miền Nam I-ta-li-a được sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10-1860), thành lập Vương quốc I-ta-li-a.
Vua Pi-ê-môn-tê là Em-ma-nu-en II được tôn làm Quốc vương, Bá tước Ca-vua làm Thủ tướng.

Lược đồ tiến trình thống nhất I-ta-li-a

Nhưng đất nước I-ta-li-a vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn vì còn hai vùng chưa được giải phóng là Vê-nê-xi-a (bị Áo thống trị) và Rô-ma (dưới sự bảo hộ của Pháp).
Năm 1866,I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng được Vê-nê-xi-a. Năm 1870, với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, Rô-ma đã thuộc về I-ta-li-a.

Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ I-ta-li-a, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2.イタリア統一の闘争

19世紀半ば、イタリアはまだ7つの小さな王国に分割されていました。
ほとんどの王国は全体主義であり、オーストリア帝国の支配下にありました。

ピエモンテ地方だけが、より進んだ政治経済体制から独立したままでした。

オーストリア帝国の支配と封建制の支配の下で、オーストラリアの国々のほとんどは後退停滞と経済減速の状態にありました。

一方、ピエモンテ地方では、サルデーニャ王国の立憲君主制(ブルジョアとブルジョアジーの連立の利益を代表する)が資本主義経済を促進した。

イタリア半島の王国のブルジョアジーはすべて、オーストリアの権力を取り除き、イタリアの統一を実行するためにピエモンテ地方サルデーニャに頼って望んでいました。

カヴール首相は、サルデーニャ王国の指導の下、戦争を利用してイタリア王国を樹立することを提唱した。

1859年4月、オーストリアとの戦争を行うためにフランスと同盟を結びました。

戦争が起こっている間、中央イタリアの大衆は反乱を起こしました。

ここを支配していた封建家主はオーストリアに逃げなければなりませんでした。

ピエモンテとフランスの連立は、ガルバルディの志願兵の軍隊の支援を受けて、オーストリア人を非常に困難な状況に置きました。

1860年3月、上記の王国はピエモンテに統合されました。

1860年4月、シチリア島(イスラエル南部)の人々の蜂起運動が勃発し、オーストリアの帝国主義の手下の転覆と国の統一を要求しました。

ガルバルディは南イタリアの人々を助けるために軍隊を南下させました。
ガルバルディ率いる1,000人以上の「赤いシャツ」の軍隊がジェノバを離れ、海を渡ってシリア島に上陸した。

ほんの短い時間で、「赤いシャツ」の軍隊に加わることを申請した約4000人の農民が首都ナポリに入り、オーストリア南部全体を解放しました。

ガルバルディが執政官として新政府を創設し、民主的な政策が導入されました。

公有地は農民の間で分割され、封建的特権は廃止されました。

その後、イタリア南部はピエモンテ(1860年10月)に統合され、イタリア王国が誕生しました。

ヴィットリオ=エマヌエーレ2世が首相に任命された。イタリア統一されます。
しかし、まだ解放されていない2つの地域、すなわちベネティア(オーストリアが支配)とローマ(フランスの保護下)があるため、イタリアの国はまだ完全に統一されていません。

1866年、イタリアはオーストリアに対してプロイセンと同盟を結びヴェネティアを解放しました。
1870年、普仏戦争でフランスが敗北したため、ローマはイタリアに属しました。

イタリア統一のための闘争はブルジョア革命であり、オーストリア帝国とイタリアの保守的な帝国主義勢力の支配を打倒し、資本主義の発展を促進した。

コメント