3.アメリカ内戦

3.Nội chiến ở Mĩ

Sau chiến tranh giành độc lập vào nửa cuối thế kỉ XVIII, nước Mĩ ra đời gồm 13 bang ở ven biển Đại Tây Dương thuộc Bắc Mĩ. Tiếp đó, lãnh thổ Mĩ được mở rộng nhanh chóng sang phía tây.

Lược đồ nước Mĩ giữa thế kỉ XIX

Miền Đông Bắc nước Mĩ là vùng phát triển công nghiệp, miền Nam là vùng nông nghiệp đồn điền, miền Tây là vùng đất bao la, nơi thu hút dân di cư mới. Bằng biện pháp mua lại đất đai của Pháp, Anh, của Tây Ban Nha, chiếm cứ đất đai của Mê-hi-cô và dồn đuổi thổ dân, nước Mĩ ngày càng được mở rộng, lập thêm nhiều bang mới.
Đến giữa thế kỉ XIX, lãnh thổ Mĩ đã kéo dài tới bờ biển Thái Bình Dương, bao gồm 30 bang.
Bấy giờ, kinh tế Mĩ phát triển theo hai con đường : miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, ruộng đất nằm trong tay các trại chủ và nông dân tự do ; miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ.

Nhờ những điều kiện thuận lợi (có vùng đất đai miền Tây rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tàn dư phong kiến không nặng nề như nhiều quốc gia châu Âu, nguồn nhân công dồi dào do dân di cư từ châu Âu tới mang theo những tiến bộ về khoa học-kĩthuật…), nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các ngành công nghiệp : dệt, đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy v.v… Năm 1850, sản xuất công nghiệp của Mĩ đứng thứ tư thế giới, sau Anh, Pháp, Đức.

Về mặt nông nghiệp, ở miền Bắc và miền Tây, kinh tế trại chủ nhỏ và nông dân tự do chiếm ưu thế dựa trên sự phát triển chăn nuôi và sản xuất lúa mì để phục vụ thị trường công nghiệp, ở miền Nam, kinh tế đồn điền phát triển với các nghề trồng bông, mía, thuốc lá… dựa trên sự bóc lột sức lao động của nô lệ đã làm giàu nhanh chóng cho giới chủ nô.
Tuy vậy, sự tồn tại của chế độ nô lệ đã cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Mĩ.

Bằng việc vắt kiệt sức lao động của người nô lệ,
các chủ nô không chịu . áp dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật nên năng suất thu hoạch ngày càng thấp, đất đai trở nên cằn cỗi vì không được chăm bón, cải tạo.
Các chủ nô miền Nam muốn khai khẩn những vùng đất mới ở miền Tây để lập đồn điền, nơi mà các trại chủ miền Bắc cũng đang “nhòm ngó” để mở rộng diện tích chăn nuôi và trồng trọt, cung cấp thực phẩm cho công nghiệp.
Mâu thuẫn giữa tư sản và trại chủ miền Bắc với các chủ nô miền Nam càng thêm gay gắt.
Phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ, được đông đảo những người tiến bộ da trắng tư sản, trại chủ, công nhân, nông dân… ủng hộ, diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nguy cơ một cuộc nội chiến đang đến gần để thanh toán các lực lượng bảo thủ, giải phóng nô lệ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Mĩ phát triển trong cả nước.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến là cuộc bầu cử tổng thống năm 1860, khi ứng cử viên của Đảng Cộng hoà (đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản và các trại chủ miền Bắc) là A-bra-ham Lin-côn trúng cử Tổng thống.
A-bra-ham Lin-côn (1809 – 1865) sinh ra trong một gia đình chủ trại nghèo ở Ken-tấc-ki.
Hồi trẻ, ông làm nhiều nghề để sinh sống, tranh thủ thời gian học luật và trở thành luật SƯ.
Năm 1848, Lin-côn được bầu vào Quốc hội.
Ông đã đọc nhiều bài diễn văn chống lại chế độ nô lệ da đen.

Sự kiện này đe doạ quyền lợi của các chủ nô miền Nam vì Đảng Cộng hoà chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ.

Để tỏ thái độ phản đối, 11 bang miền Nam tuyên bố tách khỏi Liên bang , thành lập Hiệp bang riêng, có chính phủ, tổng thống riêng và chuẩn bị lực lượng chống lại chính phủ trung ương.

Do vậy, nội chiến Mĩ còn được gọi là Chiến tranh li khai.

Tổng thống Lin-côn (người ngồi bên trái) thẩm duyệt bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ

Ngày 12-4 – 1861, nội chiến bùng nổ. Giữa năm 1862, Tổng thống Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư (người được cấp đất chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ), tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế trang trại.
Ngày 1 – 1 – 1863, sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành. Nhờ vậy, hàng vạn nô lệ được giải phóng cùng với đông đảo dân tự do –
những người mới được cấp đất, đã gia nhập đội quân của Chính phủ Liên bang. Sức mạnh của quân đội Liên bang được tăng cường.
Ngày 9 – 4 – 1865, trong trận đánh quyết định tấn công thủ phủ Hiệp bang, quân đội Liên bang đã chiến thắng vẻ vang, chấm dứt cuộc nội chiến.
Cuộc nội chiến 1861 – 1865 là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ, kể từ sau Chiến tranh giành độc lập. Dựa vào lực lượng cách mạng của quần chúng (những chủ trại, dân tự do và người da đen), giai cấp tư sản miền Bắc đã xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở khu vực này. Nền kinh tế Mĩ đã vươn lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIX.
Hay nêu đặc điểm tình hỉnh nước Mi giữa thế kỉ XIX.

3.アメリカ内戦

18世紀後半の独立戦争後、アメリカは北アメリカの大西洋岸に13の州で生まれました。
その後、アメリカの領土は急速に西に拡大しました。

19世紀半ばのアメリカの計画

アメリカ合衆国の北東部は産業開発地域であり、南部は農業とプランテーション地域であり、西部は新しい移民を引き付ける広大な土地です。
フランス、イギリス、スペインから土地を購入し、メキシコの土地を占領し、インディアンを追い出すことによって、アメリカはますます拡大し、多くの新しい州を生み出しました。

19世紀半ばまでに、アメリカの領土は30の州を含む太平洋岸に拡大しました。

当時、アメリカ経済は2つの方法で発展しました。
北は資本主義産業を発展させ、土地は農場の所有者と自由農民の手に渡っていました。
南は奴隷労働の搾取に基づいてプランテーション経済を発展させた。

良好な条件のおかげで(豊富な天然資源を備えた広大な西部の土地で、封建的残党は多くのヨーロッパ諸国ほど重くなく、ヨーロッパからの移民のために労働力が豊富です。科学技術の進歩をもたらします…)、
米国経済は急速に発展しており、特に繊維、鉄道、鉱業、冶金、造船、機械製造などの産業が急速に発展しています。
1850年、米国の工業生産はイギリス、フランス、ドイツに次ぐ世界第4位にランクされました。

農業に関しては、北と西では家畜生産と小麦生産の発展に基づいて小規模農家経済と自由農民が優勢であり、南部では綿花の栽培によってプランテーション経済が発展した。
サトウキビ、タバコなど…奴隷の労働力の搾取に基づいており、奴隷の所有者をすぐに豊かにしました。

奴隷制の存在はアメリカの繁栄する資本主義経済を妨げました。

しかし、
奴隷の労力を使う、
奴隷所有者は同意しません。
科学技術の進歩を応用して、収穫量はどんどん低くなり、土地は育てられて改善されていないので不毛になります。

南部の奴隷所有者は、プランテーションを設立するために西部の新しい土地を開拓したいと考えていました。
そこでは、北部は繁栄と栽培の領域を拡大し、一般の人々に食糧を供給して「監視」していました。

北部のブルジョワと南部の奴隷所有者の間の対立はさらに激しいものでした。

多数のブルジョアの白人進歩主義者、住宅所有者、労働者、農民などに支えられた奴隷制廃止のための戦いの動きは、ますます強く起こった。
内戦の危険性は、保守的な勢力を排除し、奴隷を解放し、アメリカの資本主義が国で繁栄するための道を開くために近づいています。

内戦の直接の原因は、共和党の候補者(ブルジョアジーと北部の野営地の利益を代表する)が大統領に数えられたエイブラハム・リンカーンです。
1860年の大統領選挙でした。

エイブラハム・リンカーン(1809〜1865)は、ケンタッキーの貧しい農家に生まれました。

若い頃、彼は生計を立てるために多くの仕事をし、法律を勉強するために隙間時間を利用して、法学教授になりました。

1848年、リンカーンは国会議員に選出されました。

彼は黒人奴隷制に反対する多くの演説をした。

共和党が奴隷制度の廃止を提唱したため、この事件は南の奴隷所有者の権利を脅かした。

反対を示すために、南部の11州は、北軍からの分離を発表し、独自の南軍を結成し、独自の政府、大統領を擁し、中央政府に対して軍隊を準備した。

したがって、アメリカ南北戦争は離脱戦争としても知られています。

リンカーン大統領(左側に座っている)が奴隷解放宣言を検討する

1861年4月12日、内戦が勃発しました。
1862年半ば、リンカーン大統領は、移民に西部の土地を与える法令に署名しました(土地はわずかな金額しか支払われませんでした)。
これにより、移民は生活を安定させ、社会経済を発展させることができます。

1863年1月1日、奴隷制廃止令が発布された。
その結果、何万人もの奴隷が解放され、多数の自由な人々が解放されました-
新しく付与された土地は、連邦政府の軍隊に加わりました。
北軍の力が強化されました。

1865年4月9日、南軍の首都で北軍は輝かしい勝利を収め、内戦を終わらせました。

1861年から1865年の南北戦争は、独立戦争以来、アメリカで2番目のブルジョア革命でした。
大衆(牧場主、自由主義者、黒人)の革命勢力に依存して、北部のブルジョアジーは南部の奴隷制を廃止し、この地域で資本主義を繁栄させました。
アメリカ経済は19世紀後半に力強く上昇しました。
または、19世紀半ばのアメリカ愛国心を特徴づけます。

コメント