各国ブルジョワ革命1.八十年戦争

Chương 1.
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII

Bài 29. Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh

Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa từ thời hậu kì trung đại dẫn đến bước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Bước chuyển ấy được mở đầu bởi các cuộc cách mạng tư sản.
Từ giữa thế kỉ XVI, nhân dân Hà Lan đã đấu tranh lật đổ ách thống trị của Vương triều Tây Ban Nha, thiết lập nền cộng hoà tư sản đầu tiên.
Tiếp đó, cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII là trận tấn công lớn vào thành trì của chế độ cũ, lập đổ quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

1.Cách mạng Hà Lan

Trước cách mạng, lãnh thổ thuộc hai nước Bỉ và Hà Lan ngày nay, gọi là Nè-đéc-lan (nghĩa là “vùng đất thấp”, vì phần lớn đất đai ở đây thấp hơn mực nước biển).
Cuối thế kỉ XV, Nê-đéc-lan lệ thuộc Áo ; đến giữa thế kỉ XVI, lại chịu sự thống trị của Vương triều Tây Ban Nha.
Từ đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng, trong đó đã hình thành những trung tâm thương mại nổi tiếng là U-trếch, Am-xtéc-đam, An-véc-pen.
Cùng với sự lớn mạnh của công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế.
Cũng vào thời điểm này, khi làn sóng cải cách tôn giáo lan rộng khắp châu Âu thì Nê-đéc-lan là một địa bàn thuận lợi để tư tưởng Tân giáo của Can-vanh phát triển.
Để củng cố uy quyền, Quốc vương Tây Ban Nha đã tăng cường kiểm soát và vơ vét của cải của nhân dân Nê-đéc-lan bằng việc đánh thuế nặng nề nhằm kìm hãm sự phát triển của “vùng đất thấp’ này, đồng thời thực hiện chính sách đàn áp khốc liệt những người theo Tân giáo.
Triều đình Tây Ban Nha còn ban lệnh : hễ ai là tín đồ Tân giáo, đàn ông sẽ bị chặt đầu, đàn bà sẽ bị chôn sống hoặc thiêu chết, tài sản sẽ bị tịch thu ; những người giúp đỡ, che giấu hoặc nói chuyện thân mật với tín đồ Tân giáo cũng bị tịch thu tài sản.
Tháng 8 – 1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Bắc Nê-đéc-lan đã nổi dậy khởi nghĩa, mà mục tiêu tấn công đầu tiên là Giáo hội – chỗ dựa vững chắc của chính quyền Tây Ban Nha.
Tháng 8 – 1567, Vương triều Tây Ban Nha đưa quân sang Nê-đéc-lan, đàn áp dã man những người khởi nghĩa, nhưng không ngăn cản được sự phản kháng của quần chúng.
Tháng 4-1572, quân khởi nghĩa đã làm chủ được các tỉnh phía bắc. Một số quý tộc tư sản hoá ở Nê-đéc-lan bất mãn với tầng lớp thống trị Tây Ban Nha đã đứng về phía quân khởi nghĩa, nắm quyền lãnh đạo phong trào.
Tháng 1 – 1579, đại biểu các tỉnh miền Bắc họp hội nghị ở U-trếch, tuyên bố thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự và chính sách đối ngoại. Đạo Can-vanh được công nhận là quốc giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Tiếp đó, tháng 7 – 1581, vua Tây Ban Nha Phi-líp II bị phế truất. Hội nghị các đảng cấp gồm đại biểu của các tỉnh miền Bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan được thống nhất thành một nước cộng hoà với tên gọi Các tỉnh liên hiệp hay Hà Lan (tên một tỉnh có vai trò quan trọng nhất trong các tỉnh liên hiệp và thủ đô là Am-xtéc-đam). Song, chính quyền Tây Ban Nha chưa chịu công nhận Hà Lan. Nhân dân Hà Lan phải tiếp tục đấu tranh. Mặc dù Hiệp định đình chiến giữa Tây Ban Nha và Hà Lan đã được kí kết vào năm 1609, song mãi đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận.
Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc để lật đổ ách thống trị của thế lực phong kiến nước ngoài, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng Cách mạng Hà Lan vẫn có ý nghĩa báo hiệu một thời đại mới – thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và bước đầu suy vong của chế độ phong kiến.

第1章。

各国のブルジョワ革命
(16世紀半ばから18世紀後半まで)

29.オランダ革命とイギリスのブルジョア革命

中世後期からの資本主義経済の発展は封建制から資本主義への移行をもたらしました。

その移行は、ブルジョア革命によって開始されました。

16世紀半ばから、オランダの人々はスペイン王朝を打倒するために戦い、最初のブルジョア共和国を設立しました。

次に、17世紀半ばのイギリスのブルジョア革命は、旧体制への大規模な攻撃であり、封建制の古い生産関係を打倒し、資本主義の生産力の発展への道を開いた。

1.八十年戦争

革命以前は、この領土は現在のベルギーとオランダに属し、ネーデルランドと呼ばれていました。
(ここの土地のほとんどは海面下にあったため、「低地」を意味します)。

15世紀の終わりに、ネーデルランドはイギリスの下にありました。
16世紀半ばまでに、それは再びスペイン王朝によって支配されました。

16世紀の初め以来、ネーデルランドはヨーロッパで最も発展した資本主義経済地域の1つであり、多くの都市や港があり、有名な商業の中心地であるロッテルダム、アムステルダム、アントウェルペンがあります。

産業と商業の成長とともに、ネーデルランドのブルジョアジーはすぐに形成され、ますます経済的に影響力を持つようになりました。

また、宗教改革の波がヨーロッパ中に広がったこの時期、ネーデルランドはカルヴァンの新キリスト教思想の発展にとって好ましい場所でした。

権威を強化するために、スペイン国王は、この「低地」である銅の開発に重い税金を課すことによって、オランダの人々の支配と恐喝を強化しました。
新教徒の激しい迫害の政策を実施する時期です。

スペインの裁判所はまた、次のように命じました。
新教徒は誰でも、男性は首を斬られ、女性は生き埋めになるか、火刑に処され、財産は没収されます。
新教徒を助けたり、隠したり、非公式に話したりした人々も取り押さえられました。

1566年8月、北部の多くの地域の人々が反乱を起こし、最初の攻撃の標的は教会でした。
これはスペイン政府への強力な戦いです。

1567年8月、スペイン王朝は軍隊をネーデルランドに派遣し、反乱軍を残酷に抑圧しましたが、大衆の抵抗を防ぐことはできませんでした。

1572年4月、反乱軍は北部の州を支配しました。
ネーデルランドのブルジョア貴族の何人かは、運動の指導者を引き継いで、反乱軍の側に立った。スペインの支配階級に不満を持っていました。

1579年1月、北部の州の代表者がウルグアイで会議を開き、統一された金融システム、計測学、軍事組織、外交政策を宣言しました。
カルヴァンは国教として認識されており、信教の自由が尊重されています。
その後、1581年7月、スペインのフェリペ2世が証言されました。
北部の州からの代表者の党レベルの会議が最高権威になります。
ネーデルランド北部の州は、連合州またはオランダと呼ばれる共和国として統一されました(連邦で最も重要な役割を果たしたのは首都はアムステルダムでした)。
しかし、スペイン政府はまだオランダを認めていません。
オランダの人々は戦い続けなければなりません。
スペインとオランダの間の休戦協定は1609年に署名されましたが、オランダの独立が公式に認められたのは1648年になってからでした。

八十年戦争は世界で最初の市民革命であり、独立戦争の形で行われ、外国の封建制を打倒し、資本主義の発展への道を開きました。

多くの制限がありますが、オランダ革命はまだ新しい時代を合図する意味を持っています。-ブルジョア革命の時代と封建制度の最初の衰退です。

コメント