第2章古代社会。3東アジアの古代国家。1.自然条件と経済発展

Chương II. XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông

Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á.
châu Phi từ khoảng thiên niên kỉ IV trước Công nguyên TCN, cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.
Họ đã xây dựng nên những quốc gia đầu tiên của mình.
đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu sổ người có của thống trị đa số thành viên công xã và nô lệ.
Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ quyền chế, trong đó vua là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền, con nối.

Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc và là khởi đầu của thời đại văn minh-thời đại con người sản xuất ra ngày càng nhiều, biết xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ, có chữ viết, nghệ thuật, khoa học và văn chương.

Bước chuyển mình vĩ đại đó đã diễn ra đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực của các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập ; ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà ; sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ ; Hoàng Hà ở Trung Quốc v.v… Ở đây có những điều kiện thiên nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của con người.
Những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc).
Vào mùa mưa hằng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực.

Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 — 2000 năm TCN, cư dân đã tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông.
Đầu tiên là cư dân cổ ở Tây Á và Ai Cập, rồi đến lượt cư dân trên các lưu vực sông còn lại.
Lúc này, họ đã biết sử dụng đồng thau cùng với những công cụ bằng đá, tre và gỗ.

Cư dân trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông.
Họ đã biết trồng mỗi năm 2 vụ lúa.

Nhưng để đạt được điều đó, trước tiên người dân ở đây phải lo xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước… Công việc trị thuỷ khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
Ngoài việc “lấy nghề nông làm gốc”, các cư dân nông nghiệp cổ này còn kết hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của mình.
Họ tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác.
Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

第2章。古代社会

3。東アジアの古代国家。

アジアの主要な河川の流域。

紀元前4千年紀頃のアフリカでは、東部の住民は冶金学、農業、家畜について知っていました。

彼らは最初に国を建てました。
それは少数の人々が奴隷の大多数を統一支配した社会でした。

古代オリエント諸国の国家形成と発展の過程は同じではありませんが、共通として制度は王がすべての権力を保持し、父と息子に受け継がれる君主制です。

1.自然条件と経済発展

金属製の道具の出現は、氏族の体制が完全に崩壊し、文明の時代の始まりを示しました。
人々がますます生産物の作り方を知っている時代です。
巨大な建築、書物、芸術、科学、文学。

その大きな変化は、エジプトのナイル川のような大きな川の流域で、最初に東で起こりました。
メソポタミアのユーフラテス川とティグリス川。ンドのインダス川とガンジス川。中国の黄河など。
人間の生活に非常に有利な自然条件があります。

川沿いの平野は広く、肥沃で柔らかな土壌で、耕作が容易で、降雨は季節ごとに定期的に分布し、温暖な気候です(中国を除く)。

毎年雨季になると川の水が上がり、低地を肥沃な沖積土で覆い、食用作物の栽培に適しています。

紀元前3500年から2000年頃の良好な自然条件により、住民は川の近くの高地に多数の部族を集めました。

最初は西アジアとエジプトの古代の住民であり、次に残りの河川流域の住民でした。

この時までに、彼らは真鍮の道具で石、竹、木を使う方法を知っていました。

アジアとアフリカの主要な河川流域の住民は、主に農業に住んでいます。

彼らは年に2回の米を植える方法を知っています。

しかし、それを達成するために、まず第一に、ここの人々は灌漑システムの構築、洪水を防ぐための堤防の建設、水を運ぶための運河の掘削、共同組織について心配しなければなりません。

これらの古代の農業居住者は、「農業を基盤とする」ことに加えて、家畜、陶器、織物を組み合わせて日常の需要に応えています。

地域間で商品交換を行っています。
これらは農業を補完する経済部門です。

コメント