32.北部山岳地帯の強く開拓する問題

Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

1 . Khái quát chung
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (thuộc Tây Bắc); Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc).

Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người (năm 2006) chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% số dân cả nước.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, gồm những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận , nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 50-100 người/km2, ở trung du 100-300 người/km2.
Vì vậy có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên.
Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu và nạn du canh du cư…..còn ở một số tộc người.

Đây cũng là vùng căn cứ địa cách mạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ.

Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ; tuy nhiên, ở vùng núi cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo, dễ bị xuống cấp.
Ở trung du, cơ sở vật chất kĩ thuật được tập trung nhiều hơn.

2.Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì-kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa.
Tuy nhiên việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.

Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.
Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm.
Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.
Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng (Quảng Ninh) tổng công suất 450 MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn ) 110 MW.
Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) công suất 600 MW.

Tây Bắc có một số mở khá lớn như mỏ quặng đồng-niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).
Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn cả là mỏ sắt (Yên Bái), kẽm-chì (Chợ Điền-Bắc Kạn), đồng-vàng (Lào Cai), thiếc và bôxit (Cao Bằng).
Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1000 tấn thiếc.

Các khoáng sản phi kim đáng kể có apatit (Lào Cai).
Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

Các sông suối có trữ lượng thủy điện khá lớn.
Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước.
Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác như nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW).
Hiện nay đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn Là trên sông Đà (2400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW).
Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.
Nhưng với những công trình kĩ thuật lớn hơn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.

3.Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích đất là feralit trên đa phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh.

Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta.
Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, thảo quả…), các cây ăn quả như mận , đào, lê.
Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của Trung du và miền núi Bắc Bộ còn rất lớn nhưng gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

4.Chăn nuôi gia súc

Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m.
Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê.
Bò sữa được nuôi tập trung ở các cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu.
Trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.
Đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. Đàn bò có 900 nghìn con, chiếm 16% đàn bò cả nước (năm 2005).

Hiện nay những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
Thêm vào đó, các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong vùng; tổng đàn lợn có hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước (năm 2005).

5.Kinh tế biển

Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, thế mạnh này của Trung du và miền núi Bắc Bộ sẽ càng được phát huy.
Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đang phát triển năng động cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Ở đây đang phát triển mạnh đánh bắt hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản.
Du lịch biển-đảo đang đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế; quần thể du lịch Hạ Long đã được xếp hạng vào Danh mục Di sản thiên nhiên thế giới.
Cảng Cái Lân (một cảng nước sâu) đang được xây dựng và nâng cấp, tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp Cái Lân.

32.北部山岳地帯の強く開拓する問題

1 . 一般的概要

ミッドランドと山脈の北部地域には、
Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (thuộc Tây Bắc);
Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh (thuộc Đông Bắc).

この地区は国で一番大きい面積(10万km2以上)であり、1,200万人を超える人口(2006年)は、面積の約30.5%、国の人口の14.2%を占めています。

ミッドランドと山岳の北部地域は特別な地理的位置にあり、交通網整備に投資されています。
整備改築は、他の地域との交流や開放的な経済の構築にとってますます便利になります。

ミッドランドと山岳の北部地域は鉱物、水力発電、熱帯農業などの鉱業および加工産業における強みを含む、経済構造を多様化できる多様な天然資源があります。
熱帯農業は亜熱帯、温帯の作物、海洋の経済と観光の統合開発です。

ミッドランドと山岳の北部地域は人口が少ない地域です。
山岳地帯の人口密度は50-100人/ km2であり、中部地方では100-300人/ km2です。
したがって、地元の市場と労働、特に熟練労働には制限があります。
ここは少数民族が多い地域です。自然製造の経験を持つ人たちです。
一部の民族グループではまだ後進性耕作です。

これらの地域は、Điện Biên Phủ歴史的遺物を持つ革命的な本拠です。

技術設備は多くの進歩を遂げました。しかし、山岳地帯では、技術的設備は依然として貧弱で劣化しています。
ミッドランドでは、技術インフラが比較的集中しています。

2.鉱業および鉱物処理と水力

北部山岳地帯は、我が国で最も豊富な鉱物資源です。
主な鉱物は、石炭、鉄、スズ、鉛亜鉛、銅、アパタイト、黄鉄鉱、石灰岩、セメント、タイル、耐火レンガを作るための粘土です。
しかし、ほとんどの鉱山の開発には、近代的な設備と高いコストが必要です。

Quang Ninh地域は最大の石炭地域であり、東南アジアで最高の品質の石炭です。
 現在、生産量は年間3,000万トンを超えています。
石炭は主に火力発電所や輸出用の燃料として使用されます。
この地域には、総容量450 MWのUong BiおよびUong Bi熱電発電所(Quang Ninh)、Cao Ngan(Thai Nguyen)116 MW、Na Duong(Lang Son)110 MWがあります。
計画では、600 MWの容量を持つCam Pha火力発電所(Quang Ninh)を建設します。

北西部には、銅ニッケル鉱山(Son La)、希土類(Lai Chau)などのかなり大きな開口部があります。
北東部には多くの金属鉱山があり、特に鉄鉱山(円白)、亜鉛鉛(Cho Dien-Bac Kan)、銅金(Lao Cai)、スズ、ボーキサイト(Cao Bang)があります。
毎年、この地域では約1,000トンのスズが生産されています。

重要な非金属鉱物にはアパタイトがあります(Lào Cai)。
毎年、約60万トンの鉱石を利用してリン酸塩を生産しています。

河川には、水力発電の大規模設備があります。
Hồng川水系(1100万kW)は、国の水力発電容量の3分の1以上を占めています。
Đà川だけでも約600万kWを占めています。この大きな水力源は、Chảy川のThác Bà水力発電所(110 MW)、Đà川のHòa Bình水力発電所(1920 MW)などに利用されています。
現在、Sơn Là水力発電所はĐà川(2400 MW)に、Tuyên Quang水力発電はGâm川(342 MW)に建設されています。
多くの小さな水力発電所が川の支流に建設中です。
水力発電の開発で地域発展。簡単で豊富な電力を生み出す鉱物開発と処理。
ただし、このような大規模なエンジニアリング作業では、環境の変化が少なくなるように注意する必要がある。

3.産業作物、薬用植物、亜熱帯および温帯野菜の栽培と加工

北部山岳地帯は、大部分が多形のフェライト、石灰岩、その他の親岩であり、ミッドランドは古代の沖積土です。
渓谷沿いの沖積土はThan Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánhなどの各高地です。

この地域の気候は、湿度の高い熱帯モンスーンが特徴です。
寒い冬があります。山岳地形の影響を強く受けています。
北東部の地形は高くありませんが、北東部のモンスーンの影響を最も強く受けている場所なので、国内で最も寒い冬です。

北西部は弱い北東部モンスーンの影響を受けていますが、標高が高いため、冬は寒いです。
したがって、北部山岳地帯は、亜熱帯および温帯植物を育てる力を持っています。
ここは国内最大のお茶産地で、Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn Laで有名なお茶が飲めます。

Cao Bằng, Lạng Sơnに隣接する山岳地帯とHoàng Liên Sơnの高山地域では、
気候条件は貴重な薬用植物(ヒマラヤニンジン、カラトウキ、トチュウ、ソウカなど…)、 梅、桃、梨などの果樹の栽培条件が良いです。
Sa Paでは、温帯野菜を栽培し、一年生野菜の種を作り、輸出用の花を育てることができます。

北部山岳地帯の工業用作物、特産樹、果樹の生産性はとても大きいですが困難が多いです。
冬は極度の寒さ、霜、水不足など深刻な現象があります。
農業加工産業施設のネットワークは、地域の強みに見合ったものではありません。

工業作物や特殊作物の生産を増やすことは、非常に効果的な商品農業の開発を可能にし、地域の移動栽培と遊牧生活を抑制する効果があります。

4.家畜の飼育

北部山岳地帯には、標高600〜700mの高原を中心に多くの牧草地があります。
牧草地は大きくありませんが、水牛、牛(肉と牛乳用)、馬、山羊を育てることができます。
乳牛はMộc Châu台地(Sơn La)に集中しています。水牛と牛、特に水牛は広く飼育されています。
水牛は、牛よりも健康的で、おっとりしていて、耐寒性が高く、森林の放牧条件に簡単に適応できます。
水牛の数は170万頭で、国全体の4分の1以上を占めています。 900頭の牛がおり、全国の16%を占めています(2005年)。

現在、家畜製品を消費地域(平野および都市部)に輸送することが困難なため、この地域では大規模な牛の飼育が制限されています。
さらに、牧草地も改善し、生産性を向上させる必要があります。

人々の食肉需要を解決するために豚の家畜がこの地域に急速に増えてきました。
豚の総数は580万頭を超え、全国の21%を占めています(2005年)。

5.海の経済

経済の開放という点では、北部の山岳地域の強さがさらに促進されます。
Quảng Ninh海は豊かな可能性に富んでおり、北部の主要経済地域とともにダイナミックに発展しています。
海洋漁業、特に沖合での漁業と養殖業は力強く成長しています。
海島観光は経済に大きな貢献をしています。ハロン観光地は世界自然遺産リストに分類されています。
Cái Lân港(深海港)がアップグレド建設され、Cái Lân工業団地の形成に弾みをつけています。

コメント