20.経済部門の変遷

20.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành,các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

Cơ cấu GDP phân theo khu vục kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990-2005(%)

Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Năm 1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4% đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Cùng những năm đó, tỉ trọng ngành thủy sản tăng từ 8,7% lên 24,8%. Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

Bảng 20.1-2. cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.
Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,.. đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

2.Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Bảng 20.2 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực,phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.

Tỉ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng.
Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế trong giai đoạn mới của đất nước.

3.Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

Ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng trưởng hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước.
Ví dụ Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả nước.

Trên phạm vi cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (gia thực tế)

(Đơn vị: tỉ đồng)

20.経済部門の変遷

持続可能な成長経済には、速い開発だけでなく、経済部門間の合理的な構造が重要です。

合理的な経済構造を決定し経済再編を促進することは国の工業化と近代化のプロセスにおける重要な戦略です。

1.経済部門の変遷

わが国のGDPの経済の構造は、二次産業(産業と建設)の割合を増やし、一次産業(農業-林業-漁業)、地域の割合を減らす方向に変化しています。
III(サービス)の割合は高いが、まだ安定していない。

わが国の経済地域別GDP構造、1990〜2005年の期間(%)

上記の傾向は、我が国の現在の状況における工業化と近代化に向けた経済再編の要件に沿ったものです。
ただし、移動速度は依然として遅く、新時代の国家開発の要件を満たせません。

各業界では、経済の再編も明確に示されています。
一次産業では、農業の割合を減らし、漁業の割合を増やす傾向があります。
1990年には、農業の割合は83.4%でしたが、2005年は71.5%に過ぎませんでした。
同じ年に、漁業の割合は8.7%から24.8%に増加しました。
農業のみを(狭い意味で)考慮すると、作物生産の割合は減少し、家畜の割合が増加します。

表20.1-2。農業生産価値構造

二次産業では、業界は生産構造を変更し、製品を多様化して市場に適応する、投資を高めます。
加工産業は割合が増加し、鉱業は減少しました。
業界では、製品も高品質で競争力のある製品の割合を増やし、不適切で低品質の製品を削減する方向にシフトしました。
国内および輸出市場の要件を備えます。

三次産業は、特に経済インフラと都市開発の分野で、ある程度の成長を遂げています。
電気通信、投資、技術転用など、多くの新しい種類のサービスが国の経済成長に大きく貢献しています。

2.経済構造の転換

表20.2経済部門別GDP構造(実質価格)

経済構造も、刷新政策の経済開発政策に沿って前向きな変化を遂げています。

国家主導経済は縮小しましたが、それでも経済において主導的な役割を果たしています。
主要産業と経済部門は依然として国家によって管理されています。

民間経済のシェアは上昇しています。
特に、ベトナムがWTOに加盟して以来、急速に成長している外国投資は、ベトナムの新時代における経済部門のますます重要な役割を示しています。

3.経済再編

わが国には、各分野の経済発展形成。輸出品生産地帯として専門農業地と工業地帯が集中しています。

経済発展を促進するために各地域の強みを生かす。世界経済に適応する経済構造転換。
国内地域間の経済構造と生産差別化の変化をもたらします。
たとえば、南東部地域は産業発展が最も強い地域であり、工業生産額が全国の55.6%を占めています(2005年)。
一方、メコンデルタは食料と食料生産の重要なエリアです。農業、林業、漁業の生産額は、国全体の40.7%を占めています。

全国規模で、3つの主要な経済地域が形成されました。
北部の主要経済地域、中部の主要経済地域、南部の主要経済地域。

わが国の農業、林業、漁業の生産価値(実質価値)
(単位:VND 10億)

コメント