37.中部高原での強力な開拓についての問題

1.khái quát chung

Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông và Lâm Đồng; diện tích tự nhiên gần 54,7 nghìn km2, số dân gần 4,9 triệu người, chiếm 16,5% diện tích và 5,8% số dân cả nước (năm 2006).

Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Khối các cao nguyên xếp tầng đồ sộ này nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề với Đông Nam Bộ, lại giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
Chính vì thế, Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế.

Đất đai màu mỡ, cộng với sự đa dạng của tài nguyên khí hậu, rừng, đem lại cho Tây Nguyên những tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp.

Tây Nguyên không nhiều tài nguyên khoáng sản, riêng bôxit có trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể.
Trữ năng thủy điện trên các sông Xê Xan, Xrê Pok và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn.

Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta.
Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Coho, Mạ, Mơnông….) với truyền thống văn hóa độc đáo.

So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế-xã hội của Tây Nguyên còn nhiều khó khăn.
Trong vùng còn thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học-kĩ thuật. Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ người chưa biết đọc, biết viết còn cao.
Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật.
Công nghiệp trong vùng mới ở trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.

2.Phát triển cây công nghiệp lâu năm

Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp.
Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm.

Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

Khí hậu Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng).
Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt.
Sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe dọa xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại.
Nhưng mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi ở các cao nguyên 400-500m khí hậu khá nóng, thì ở các cao nguyên trên 1000m khí hậu lại rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,…) khá thuận lợi.

Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
Đăk Lak là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha).
Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, Ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đăk Lak.
Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.

Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai.
Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hổ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.

hình 37.1 khai thác một số thế mạnh chủ yếu về nông, lâm nghiệp ở Tây Nguyên.

Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đăk Lak.

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác nhau của đất nước và cũng tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Bên cạnh các nông trường quốc doanh trồng tập trung, ở Tây Nguyên hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu.

Việc nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên đòi hỏi nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến:

Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.

Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.

Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.

3.Khai thác và chế biến lâm sản

Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong khi rừng của nhiều vùng nước ta đang ở tình trạng cạn kiệt, thì ở Tây Nguyên rừng vẫn che phủ 60% diện tích lãnh thổ.
Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…).
Vào thời gian đó, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.
Tây Nguyên thực sự là “kho vàng xanh” của nước ta.

Tuy nhiên, sự suy giảm tài nguyên rừng đã khiến sản lượng khai thác gỗ hằng năm không ngừng giảm, từ 600-700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200-300 nghìn m3/năm.

Hình 37.2. Các bậc thang thủy điện trên Tây Nguyên

Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng, làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.
Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến.
Một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.
Do vậy, vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh.
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

4.Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

Tài nguyên nước của các hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pok, Đồng Nai… đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn.
Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160 MW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đrây H’Ling (12 MW) trên sông Xrê Pok. Chỉ từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng.
Theo thời gian, các bậc thang thủy điện sẽ hình thành trên các hệ thống sông nổi tiếng này của Tây Nguyên.

Công trình thủy điện Yaly (720 MW) trên sông Xê Xan được khánh thành tháng 4 năm 2002.
Bốn nhà máy thủy điện khác được xây dựng ngay những năm sau đó là Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 (ở phía hạ lưu của thủy điện Yaly) và Plây Krông (ở thượng lưu của Yaly).
Khi hoàn thành các nhà máy thủy điện này, thì hệ thống sông Xê Xan sẽ cho tổng công suất khoảng 1500 MW.

Trên hệ thống sông Xrê Pôk, 6 bậc thang thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất lắp máy trên 600 MW, trong đó lớn nhất là điện Buôn Kuop (280 MW) khởi công năm 2003; thủy điện Buôn Tua Srah (85 MW), khởi công năm 2004; thủy điện Xrê Pok 3 (137 MW), thủy điện Xrê Pok 4 (33 MW), thủy điện Đức Xuyên (58 MW). Thủy điện Đrây H’Ling đã được mở rộng lên 28 MW.

Trên hệ thống sông Đồng Nai, các công trình thủy điện Đại Ninh (300 MW), Đồng Nai 3 (180 MW) và Đồng Nai 4 (340 MW) đang được xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian tới.

Với việc xây dựng các công trình thủy điện, các ngành công nghiệp của vùng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển, trong đó có việc khai thác và chế biến bột nhôm từ nguồn bôxit rất lớn của Tây Nguyên.
Các hồ thủy điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho Tây Nguyên trong mùa khô có thể khai thác cho mục đích du lịch, nuôi trồng thủy sản.

37.中部高原での強力な開拓についての問題

1.一般的概要

中部高原地域には、Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông,Lâm Đồngの各省(県)が含まれます。
約54.7千平方キロメートルの自然地域、約490万人の人口、面積の16.5%と全国人口の5.8%を占めています(2006年)。

これは私たちの国で海に隣接していない唯一の地域です。
この高原の大規模な範囲は、南中部海岸と南東部に隣接し、ラオス南部とカンボジア北東部に隣接しています。
したがって、中央高地は国防と経済建設において特に重要な位置を占めています。

肥沃な土壌は気候と森林資源の多様性と相まって、中央高地に農業と林業に大きな可能性を提供します。

中部高原には鉱物資源があまりありませんが、ボーキサイトは数十億トンの埋蔵量があります。
Xê Xan, Xrê Pok、上流のĐồng Nai川の水力貯水量は比較的大きいです。

中部高原は、我が国で最も人口の少ない地域です。
これは、ユニークな文化的伝統を持つ多くの少数民族(Xê đăng, Bana, Giarai, Êđê, Coho, Mạ, Mơnông ….)の居住地域です。

国内の他の地域と比較して、中部高原の社会経済状況は依然として多くの困難に直面しています。
この地域では、熟練した労働力と科学技術者が不足しています。
人々の生活水準は依然として低く、読み書きができない人々の割合は依然として高いです。
インフラストラクチャは不十分です。一つ目として、道路、医療サービス施設、教育、技術サービスのネットワークです。
新しい地域の産業は形成の段階にあり、小さな産業地域があります。

2.多年生の産業用作物の開発

中部高原は農業と林業に大きな可能性を秘めています。
玄武岩土壌と赤道直下の気候は、多年生の産業作物の栽培に適しています。

中部高原の玄武岩土壌は、風化層が深く、栄養素が豊富で、分布が集中しており大規模農場や専門分野の確立に有利です。

中部高原の気候は赤道直下であり、長い雨季と乾季(時には4〜5か月)があります。
乾季には地下水位が低下するため、灌漑作業が難しく、費用もかかり、生産や生活の大きな障害となります。
植生が損傷している場合、長い乾季と雨期の悪い瓦礫が交互に発生するため、土壌浸食の恐れがあります。
しかし、乾季が長いことは、製品を乾燥させて保存するための好ましい条件です。
標高の影響により、400-500mの高地の気候は非常に暑いですが、1000mを超える高原の気候は非常に涼しいです。
したがって、中部高原では、熱帯の商業的作物(コーヒー、ゴム、コショウ)および亜熱帯起源の植物(茶など)を非常に有利に栽培することができます。

コーヒーは中部高原で最も重要な商業的作物です。
2006年の中央高地のコーヒーエリアは約45万ヘクタールで、国のコーヒーエリアの4/5を占めています。
Đăk Lakは最大のコーヒーエリア(259千ヘクタール)を持っています。
お茶は比較的高い高原で栽培されており、気候が涼しい、Gia Lai, Kon Tum ,Lâm Đồngにあります。
ロブスタコーヒーは、主にダクラク省の暖かい地域で栽培されています。
有名なBuôn Ma Thuộtコーヒーは高品質です。

お茶は主にLâm Đồng とGia Laiの一部などの高原で栽培されています。
収穫された茶葉は、Biển Hổ (Gia Lai) と Bảo Lộc (Lâm Đồng)の茶工場で処理されます。
Lâm Đồngは現在、国で最大の茶の栽培面積を持つ省(県)です。

37.1 中部高原の農林業開拓勢力図

中部高原は、南東部に次ぐ、2番目に大きいゴム生産地です。ゴムは主にGia Lai省(県)とĐăk Lak省(県)で栽培されています。

中部高原での多年生の専門的な産業用木生育地の開発は、国のさまざまな地域から何万人もの労働者を獲得しました。
中部高原の少数民族のための新しい生産慣行も生み出しました。

中部高原には現在、国有農場が集中していることに加えて、コーヒーとコショウの農園の経済モデルが広く発展しています。

中央高地の工業用作物樹木生産の社会経済効率を改善するには、次のような多くの解決策が必要です。

工業作物に特化した地域の計画を実現させます。森林保護と灌漑開発とともに、計画された産業用作物栽培の面積を科学に基づいて拡大します。

製品の販売リスク軽減して合理的な資源活用、産業用作物の構造を多様化します。

工業用作物の樹木製品加工と輸出を促進します。

3.林産物の加工の開発

林業は中部高原のた強みです。
20世紀の90年代初頭、わが国の多くの地域の森林は枯渇した状態でしたが、中央高地では森林は依然として土地面積の60%を占めていました。
中部高原にはまだ多くの貴重な材木林(テチガイシタン、マホガニー、nghiến(Burretiodendron hsienmu アオイ目シソ科)、ケランジィ、Madhuca pasquieri)と、
多くの貴重な鳥や動物(象、鳥、熊…)がいます。
当時、中部高原は国の森林地帯36%で搾取可能な木材生産の52%を占めていました。
中部高原は、まさに我が国の「グリーンゴールド」です。
しかし、森林資源の減少により、年間伐採量は1980年代後半の60万〜70万m3から減少し、現在は約20万〜30万m3 /年に過ぎません。

図37.2。中部高原の水力発電図

近年、森林破壊が増加し、森林被覆が急速に減少し、貴重な森の埋蔵量が減少し、鳥や貴重な動物の生息地が脅かされ、乾季の地下水位が低下しています。 。
収穫された木材のほとんどは、未加工の丸太として海外地域に輸出されています。
木の枝やてっぺんなど、かなりの部分がまだ集められていません。
新しい森林の分断と植栽に関連して、森林破壊を防いで合理的な開発をすることです。
森林の土地での販売利益配分は促進されるべきである。
地元で木材の加工をさらに促進し、丸太の輸出を制限する必要があります。

4.灌漑と組み合わせた水力発電の活用

Xê Xan, Xrê Pok, Đồng Nai河川水系の水資源はますます効果的に使用されています。
以前は、Đa Nhim(160 MW)の水力発電所(160 MW)は、Đa Nhim川(Đồng Nai川の上流)、Xrê Pok川のĐrây H’Ling(12 MW)に建設されていました。
1990年代から現在に至るまで、一連の大規模な水力発電プロジェクトが建設されました。
時間の経過に従い、中部高原の有名な各水力発電の段丘が形成されます。

Xê Xan川でのYaly水力発電プロジェクト(720MW)は、2002年4月に発足しました。
次の年に建設された他の4つの水力発電所は、Xê Xan 3、Xê Xan 3A、Xê Xan 4(Yaly水力発電所の下流方向)およびPlây Krông(Yalyの上流方向)でした。
水力発電所が完成すると、Xê Xan河川系の総容量は約1500 MWになります。

Xê Pôk川水系では、6つの水力発電が計画されており、総設備容量は600 MWを超え、そのうち最大のものは、2003年に開始されたBuôn Kuôp(280 MW)です。
Buon Tua Srah水力(85 MW)、2004年に開始。 Xrê Pôk 3水力(137 MW)、Xrê Pôk 4水力(33 MW)、Dức Xuyên水力(58 MW)。
ĐạH’Ling水力発電所は28 MWに拡張されました。

Đồng Nai川水系では、Đại Ninh(300 MW)、Đồng Nai 3(180 MW)、Đồng Nai 4(340 MW)の水力発電プロジェクトが建設中であり、近い将来に稼働する予定です。

水力発電プロジェクトの建設により、中部高原は開発するのに有利な条件であります。
中でも巨大なボーキサイト源からの採掘開発を持つことになります。
水力発電はまた、乾季に中部高原に重要な灌漑用水の供給源となり、観光や水産養殖の目的で利用することができます。

コメント