8.自然は海の影響を深く受けています

Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

  1. Khái quát về biển Đông

-Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,447 triệu km2.

-Là biển tương đối kín, phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông và phía nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

-Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải vân (nhiệt độ, độ muối của biển, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển.

Các đặc điểm trên của biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phần đất liền và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.

2.Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

a) Khí hậu

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biển động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

-Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

  • Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

Hệ sinh thái rừng nước mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và do cháy rừng.
Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.
Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

c)Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí.
Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.
Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.
Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.

Tài nguyên hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ.
Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.

d) Thiên tai

Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta.

Bão kèm theo sóng lừng, mưa lớn, nước dâng gây lũ lụt là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên xảy ra hằng năm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta.

Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sại lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.

自然は海の影響を深く受けています

1.南シナ海の概要

南シナ海は面積3,447百万km2の大きな海です。
比較的閉じた海、北と西は大陸で、東と南は島の弧に囲まれています。
南シナ海は湿気の多い熱帯地方にあります。
熱帯の湿ったモンスーンと閉じた南シナ海の自然は、海脈の要素(温度、海の塩分、波、潮、海)と海洋生物によって表されます。
南シナ海の上記の特徴は、本土の性質に強く影響し、本土と海の間に関連をもたらします。

2.ベトナムの自然に対する南シナ海の影響

a)気候
南シナ海が広く、海水温が高い、。季節ごとに荒れているため、海気団の湿度が高くなり、豪雨や湿度が高くなる。
同時に、冬の乾燥した寒い気候の厳しさを軽減し、夏の暑い気候を緩和します。
南シナ海のおかげで、私たちは海洋気候の多くの特徴を持っているので調和がとれています。

b)沿岸地域の地形と生態系

我が国の沿岸地域は非常に多様です。それらは、河口湾、海岸段丘、広い干潟のある大陸の三角形、平らな砂浜、砂丘、ラグーン、深海湾、沿岸の島々、サンゴ礁です。

沿岸の生態系は多様で豊かです

わが国のマングローブ林の面積は45万ヘクタールです。特に30万ヘクタールは南部です。
世界で2番目に大きいすが、魚とエビ養殖地への転換、森林火災によりマングローブ林が大幅に狭まりました。
マングローブの生態系は、特に汽水生物の高い生物学的生産性を提供します。
酸性硫酸塩土壌の生態系と島の森林生態系も非常に多様で豊富です。

c)海の天然資源

ベトナムの水は鉱物資源と魚介類が豊富です。

鉱物資源:埋蔵量が多く最も価値のある鉱物は、石油と天然ガスです。
現在利用されている2つの最大の油田は、Nam Côn SơnとCửu Longです。 Thổ Chu-Mã Lai(Thổ Chu島からマレーシア)とHồng川の石油および天然ガスは面積は小さいですが、かなりの埋蔵量があります。
さらに、多くの地域に探鉱中の石油とガスが含まれている場合があります。
チタンの埋蔵量が多い沿岸砂州は、産業にとって貴重な原料です。
わが国の沿岸地域は、特に高温、日光が多く、小さな川がほんの少しだけ海に注ぐ南中央海岸で、塩作りに適しています。

海洋資源:南シナ海の生物は、特に沿岸地域において、豊かで生物学的に豊かな熱帯海洋生態系を表しています。
南シナ海には、2000種以上の魚、100種以上のエビ、数十種のイカ、数千種のプランクトンやその他の底生生物がいます。
島に沿って、特にHoàng Sa(西沙諸島)とTrường Sa(南沙諸島)の大きな群島では、サンゴ礁や他の種の貴重な資源があります。
天然資源と良好な自然条件により、南シナ海は今日の我が国の経済発展において本当に重要な役割を果たしています。

d)自然災害

台風:毎年、南シナ海で平均9〜10回の台風が発生し、そのうち3〜4回の台風が我が国を直撃しています。
波、大雨、洪水を伴う台風は、毎年頻繁に発生する異常で予防が困難な災害であり、人々や財産、特に沿岸地域に住んでいる人々に深刻な被害をもたらしています。

沿岸侵食:沿岸侵食の現象は、特に中部海岸で、わが国の海岸線の多くの地域を脅かしています。
中部地域の一円では、砂が飛んだり、土地が流れて畑を侵食したり、砂漠化する現象の影響も受けます。
天然資源の適切な使用、海洋環境汚染の防止、自然災害を防止するための対策の実施は、海洋経済の総合的な開発発展という我が国の戦略において重要な問題です。

コメント