12.自然は多様です。 (続き)

12.Thiên nhiên phân hoá đa dạng. (tiếp theo)

Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

a)Đai nhiệt đới gió mùa

Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600-700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000m.

Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC).
Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt.

Đất đai trong bao gồm:

Đất đồng bằng chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, với các nhóm: đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát.
Trong đó có diện tích lớn nhất và tốt nhất là đất phù sa.

Đất vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, chủ yếu là nhóm đất feralit.
Trong đó tốt nhất là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.
Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30-40m,phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.
Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô.
Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có: các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; hệ sinh thái xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn.

b)Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Ở miền Bắc, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m, ở miền Nam từ 900-1000m lên đến 2600m.

Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

Ở độ cao từ 600-700m đến 1600-1700m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng, tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn.
Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có long dày như gấu, sóc, cầy , cáo.

Ở độ cao trên 1600-1700m hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu vực Himalaya.

c)Đai ôn đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt đới dưới15oC, mùa đông xuống dưới 5oC; có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

  1. Các miền địa lí tự nhiên

a)Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Ranh giới phía tây-tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

Các đặc điểm cơ bản của miền núi là: đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.

Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì kẽm…Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.

Hình 12. Các miền địa lí tự nhiên

Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền.

b)Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

Các đặc điểm cơ bản của miền là: địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp; ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

Đây là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.

Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).
Khoáng sản có sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.

b)Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

Các đặc điểm cơ bản của miền là: địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc-đông nam với dải đồng bằng thu hẹp; ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.

Đây là miền núi duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp.

Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên).
Khoáng sản có sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển.

Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra trong miền.

c)Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

Miền này có cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp,
gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.
Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

Đặc điểm cơ bản của miền là có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

Khí hậu cận xích đạo gió mùa thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu và các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng.
Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ẩm; dưới nước nhiều cá, tôm.

Vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn; Tây Nguyên có nhiều bôxít.

Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là những khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền.

12.自然は多様です。 (続き)

自然は高度によって区別されます。
私たちの国の自然には3つの高さ帯があります。

a)熱帯モンスーンベルト

北部では、モンスーン熱帯の平均標高は600-700m未満であり、南部では標高900-1000mまでです。

熱帯気候は明白でする。暑い夏です(月間平均気温は25℃以上です)。
湿度は場所によって異なります。乾燥地から湿地まで。

土地が含む土:
平野は国土の24%近くを占め、沖積土、酸性硫酸塩土、塩水土、砂質土のグループがあります。
最も大きくて最良のものは沖積土です。
低地の丘は、国の自然土地面積の60%以上を占め、主にフェラルソルです。
最高のフェラルソル土壌は、玄武岩と石灰岩の上で栽培されています。

生物には熱帯生態系が含まれます:

常緑広葉樹の多湿林の生態系は、降雨量が多く、湿度の高い気候、乾季のある低山地で形成されます。
森林は高さ30〜40mの3段階ある多層構造であり、そのほとんどは一年中熱帯の緑の植物です。
森の熱帯動物の範囲は多様で豊富です。

モンスーン熱帯林の生態系:常緑樹林、準常緑樹林、乾燥熱帯林。
特別な種類の土壌には、石灰岩の常緑樹林生態系があります。
沿岸の塩分土壌のマングローブ。
酸性硫酸塩土壌のメラレウカ(コバノブラシノキ属)の森rừng tràm。
ザバナ生態系。砂質土壌の乾燥熱帯低い木で乾燥地域の劣化した土壌で生息。

b)山中の亜熱帯モンスーンベルト

北部では、山岳地帯のモンスーン亜熱帯は600-700mから2600mの範囲で、南部では900-1000mから2600mの範囲です。

気候は涼しく、気温が25℃を超える月はありません。雨が多く、湿度が高くなります。

600〜700m〜1600〜1700mの高度では、気候が涼しく湿度が高くなり、腐植鉄鉱土壌で発達する広葉樹と針葉樹の亜熱帯林生態系の形成を促進します。
北には鳥と亜熱帯動物がいます。動物にはクマ、リス、ジャコウネコ科、キツネのような長太い種類がいます。
1600-1700mを超える標高では、腐植土が形成されます。森林はあまり発達しておらず、種の構成に関しては単純です。
コケ、幹と枝を覆う地衣類。森林では、温帯の木とヒマラヤの渡り鳥が出現します。

c)山地の温帯モンスーンベルト

山の温帯モンスーンベルトの高さは2600m以上です(Hoàng Liên Sơn山脈のみ)。

気候は温暖で、熱帯は一年中15°C以下、冬は5°C以下です。ツツジ、モミ属、Tsuga dumosaなどの温帯植物種があります。
ここの土壌は主に粗い腐植です。

4。各地域の自然地形

a)北部と北東部

Hồng川の右岸とHồngデルタの西および南西に沿った地域の南西の境界。

山の基本的な特徴は次のとおりです。低い丘が多いです。
山の弧の方向は広く開いた平野のある大きな川の谷。
強い北東モンスーンは寒い冬を作り出し、亜熱帯の高地を降ろし、多くの北部の植物と季節的な自然景観の変化をもたらします。
海岸の地形は多様です。多くの湾、島、群島などの低くて平らな場所です。海の底は浅いですが、海洋経済の発展に有利な深海湾がまだあります。
石炭、石灰岩、スズ、亜鉛など豊富な鉱物資源。トンキン湾には、Sông Hồng石油と天然ガスがあります。

気候の季節の不安定さ、川の流れ不安定性は、この地域の自然利用における主要な障害です。

b)北西および北中部海岸

Hồng川の右岸からBạch Mã山脈までの地域の限界。

この地域の基本的な特徴は次のとおりです。
高地、山岳地帯と北西から南東方向の川の谷、そして狭い平野の一帯。
北東モンスーンの影響の減少により、熱帯の特性が徐々に増加し(北部および北東部に比べて)、南部の植物成分が存在します。

これは、ベトナムで3つの高い地帯すべてを備えた高山を持つ唯一の山岳地帯です。
山岳地帯は、多くの山地、高地、流域の地表面があります。
牛の飼育、植林、アグロフォレストリー (樹木を植栽し、樹間で家畜・農作物を飼育・栽培する農林業) の開発に有利です。

Nghệ AnとHà Tĩnhの山々(中央高地の後方(北方))には、まだ森林が比較的豊富にあります。
鉱山には、鉄、クロム、チタン、スズ、アパタイト、建設資材が含まれます。

沿岸地域には多くの砂丘、ラグーン、多くの美しいビーチがあります。多くの場所で港を建設できます。

洪水、地滑り、干ばつは、この地域でしばしば発生する自然災害です。

c)中部南部および南部地域

中部南部および南部地域は、Bạch Mã山脈から南部に限定されています。

このドメインは複雑な地質地形構造を持ちます。
古代の山塊、侵食された山々、badan高原、南部の大きな川のデルタ、南中部海岸の狭い平野など。
地形、気候、水循環はTrường Sơn(アンナン)南の東西斜面間での明かな症状です。
海岸は曲がりくねっており、沿岸の島々で多くの深い湾があります。

この地域の基本的な特徴は、赤道直下のモンスーン気候です。
これは、高温で小さな年間温度差、2つの季節、雨季乾燥の区分が明確です。

赤道モンスーン気候は、フタバガキ科の森と、ゾウ、トラ、バイソン、バッファローなどの大型哺乳類の生活に適しています。
沿岸の発達したマングローブ。森の中にはニシキヘビ科、ヘビ。沼地のワニ。
熱帯沿岸地域の各種鳥類、赤道湿地の水中には多くの魚とエビ。

大陸棚エリアには、埋蔵量の多い油田とガス田が集中しています。
中部高地はボーキサイトがあります。

侵食、山岳地帯の地滑り。
雨季の南デルタおよび主要河川の下流での広範囲にわたる洪水。
乾季の深刻な水不足は、この地域で最も大きな土地利用の困難です。

コメント