3.1968年のテト攻勢

3.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực và hầu khắp các đô thị miền Nam trong đêm 30 rạng sáng 31-1-1968 (Tết Mậu Thân).
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã diễn ra qua ba đợt: từ đêm 30-1 đến ngày 25-2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9-1968.

Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37 trong tổng số 44 tỉnh, 4 trong số 6 đô thị lớn, 64 trong số 242 quận lị, ở hầu khắp các “ấp chiến lược”, các vùng nông thôn.

Tại Sài Gòn, Quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch như Tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong đợt 1, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147 000 tên địch, trong đó có 43 000 lính Mĩ, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng.

Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, có thêm nhiều lực lượng mới chống Mĩ, chống chính quyền Sài Gòn, mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ, cứu nước được mở rộng.
Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam, đại diện cho các tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị, được thành lập.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã đánh đòn bất ngờ, làm cho địch choáng váng.
Nhưng do lực lượng địch còn đông (hơn nửa triệu quân Mĩ và đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn), cơ sở ở thành thị lẫn nông thôn.
Vì vậy, trong đợt 2 và 3, lực lượng của ta gặp không ít khó khăn và tổn thất.

Có hạn chế đó là do ta “chủ quan trong việc đánh giá thấp tình hình, đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, nhất là sau đợt tiến công Xuân Mậu Thân, ta không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm để đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời, ta chậm thấy cố gắng mới của địch và những khó khăn lúc đó của ta”.

Mặc dù những tổn thất và hạn chế, song ý nghĩa của cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vẫn hết sức to lớn, đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”), chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

3.1968年のテト攻勢

2つの乾季の後に状況が良い方向へ変化した。大統領選挙の年(1968年)に米国で発生した紛争を利用しながら、同時に南部全域で一般的な攻撃と反乱を開くことを提唱。
アメリカ軍の一部と同盟軍を破壊。サイゴン政府と軍に激しく攻撃し、政府を取り戻すことを目的とした。
都市全体に焦点を当てた南部全体の一般的な攻撃と反乱人々の手は、米国に交渉を強制し、その軍隊を撤退させました。

総合攻撃と蜂起は、1968年1月31日(テトニューイヤー)の午前30時の夜、主力部隊と南部のほとんど町での戦略的襲撃から始まりました。

総合攻撃と蜂起は、次の3つの段階で行われました。 1月30日の夜から2月25日まで。 5月と6月。 1968年8月と9月。

南部の私たちの軍隊と人々は、ほとんどの「戦略的集落」と農村地域で、44州のうち37州、6大都市のうちの4、242地区のうち64で同時に攻撃と反乱を起こしました。

サイゴンでは、解放軍が、米国大使館、独立宮殿、サイゴン陸軍将校部、首都特別区域の司令部、警察署、放送局、タンソンニャット空港など主要な場所を攻撃しました。
第一段階では、民兵と軍隊が43,000人のアメリカ兵を含む147000の敵戦闘員を撃退して、大量の機材と戦う手段を破壊しました。

総合攻撃と蜂起以来、サイゴン政府に対する米国に対する多くの新しい力があり、米国に対する国民の連帯戦線が拡大しました。
都市部の進歩的な知識人とブルジョア階級を代表する、サイゴン、フェ、南部の民族、民主、平和の連合が設立されました。

総合攻撃と(Xuân Mậu Thân)テト攻勢は、突然起きて敵を驚かせました。

しかし、敵軍は依然として都市部と農村部の両方で大規模だったため(50万を超える米国軍と同盟軍、ほぼ100万人のサイゴン軍)。
そのため、区域2と3では、多くの困難と損失に直面しました。

私たちは状況を主観的に過小評価していたので、まだ、実際の状況よりも低い目標設定をしました。
特にテト攻勢後、時間がなく撤退がないため。状況を再評価し、経験を生かして体制変更をして、新たな敵の頑張りをみつけるのが困難でした。

損失と制限にもかかわらず、テト攻勢と反乱の重要性は依然として非常に大きく、それがアメリカの侵略の意志を揺さぶり、アメリカに「非アメリカ化」を宣言させました。
侵略戦争(つまり、「ローカル戦争」の敗北の認識)です。ベトナムでの戦争を終了します。
総合攻撃と蜂起は、国を救う対アメリカ戦の転換点を開きました。

コメント