1939-1945年のベトナムの状況 2.社会経済状況

2.Tình hình kinh tế-xã hội

Đầu tháng 9-1939, Toàn quyền Catơru ra lệnh tổng động viên nhằm cung cấp cho “mẫu quốc” tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân sự, nhân lực, các sản phẩm và nguyên liệu.

Thực dân Pháp thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy, tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới, đồng thời sa thải bớt công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm.
Chúng kiểm soát gắt gao việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả.

Khi quân Nhật vào Đông Dương, Pháp buộc phải để cho Nhật sử dụng các sân bay, phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt và các tàu biển.
Hàng năm, Nhật bắt chính quyền thực dân Pháp nộp cho chúng một khoản tiền lớn. Trong 4 năm 6 tháng, Pháp phải nộp một khoản gần 724 triệu đồng.

Quân Nhật còn cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

Nhật yêu cầu chính quyền thực dân Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật Bản như than, sắt, cao su, xi măng v.v..

Một số công ti của Nhật đã đầu tư vào những ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự như: khai thác mănggan, sắt ở Thái Nguyên, apatít ở Lào Cai crôm ở Thanh Hóa.

Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp-Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực.
Hậu quả là cuối năm 1944-đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.

Tất cả các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, trừ các thế lực tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp-Nhật.

Những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước đòi hỏi Đảng ta phải kịp thời nắm bắt và đánh giá chính xác tình hình, đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.

2.社会経済状況

1939年9月上旬、Georges Catroux総督は、インドシナに軍隊、人的資源、製品、原材料の最大の可能性を提供するために総動員を命じました。

フランス植民地政府は、命令、古い税率の引き上げ、新しい税の設定、労働者と役人の解雇、賃金の削減、労働時間の増加といった経済政策を実施しました。
生産と流通を厳しく管理し、価格を設定します。

日本人がインドシナに入国したとき、フランスは日本に飛行場、輸送、鉄道システムおよび船舶の制御を使用させることを余儀なくされました。
毎年、日本はフランス植民地政府に多額の金を支払うように強制しています。 4年6か月で、フランスは7億2,400万ドン近くの金額を支払わなければなりませんでした。

日本軍はまた、農民の畑を略奪し、農民に米を根こそぎにしてジュード用トウモロコシ、トウゴマを育てて、戦争の需要に応えました。
日本は、フランス植民地政府に対し、石炭、鉄、ゴム、セメントなどの戦略的物資を日本に輸出することを要求しています。
日本企業の多くは、Thái Nguyênのマンガンと鉄の利用、Thanh HóaとLào Caiのアパタイト開発など、軍事ニーズに応える産業に投資しています。

日仏の搾取政策は、私たちの人々を極度に押し上げました。
その結果、1944年の終わりから1945年の初めにかけて、200万人近くが餓死しました。

帝国軍、地主、資本家ブルジョアジーを除くベトナムのすべての人は、日仏搾取政策の影響を受けました。
世界および国内の状況の変化は、党が状況を迅速に正確に把握して適切な戦闘方法を考案することを考察します。

コメント