カンボジア王国

1. Vương quốc Cam-pu-chia
Đất nước Cam-pu-chia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng và cao nguyên bao bọc,
còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.
Ở Cam-pu-chia, tộc người chiếm đa số là Khơ-me.
Địa bàn sinh tụ đầu tiên của người Khơ-me ở phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay, trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công.
Người Khơ-me giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước.
Họ đã sớm tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ. biết khắc bia bằng chữ Phạn.
Đến thế ki VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành mà sử sách Trung Quốc gọi là nước Chân Lạp ;
còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.
Thời kì Ăng-co (802-1432) là thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. Ăng-co là tên kinh đô,
được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ (nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp).
Sau này, người ta lấy Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Cam-pu-chia phong kiến.
Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14000 ha,
chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng.
Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay,
đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.
Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.
Trong các thế kỉ X – XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 – 1201),quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa (1190) và biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co,
sau đó lại tiến hành thu phục vùng trung và hạ lưu Mê Nam, tiến đến tận Say Phong (gần Viêng Chăn).
Ở thượng lưu sông Mê Nam, vua Giay-a-vác-man VII đã tiến đánh và thu phục địa bàn của Vương quốc Môn Ha-ri-pun-giay-a, tiến tới sát biên giới Mi-an-ma.
Về phía nam, lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.
Nhưng từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó,
Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co.
Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay.
Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau.
Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).
カンボジア王国
カンボジアは森林と高地に囲まれた巨大な鍋盆地のようなものです。一方、鍋底周辺は湖と肥沃な土地です。
カンボジアでは、大多数がクメール人です。この地域は、今日のカンボジア北部のクメール人の最初の地域で、コーラート台地とメコン川の中央にあります。
クメール人は池を掘って水を貯めるために湖を造るのに慣れいます。狩猟が得意です。
彼らはすぐにインドの文化に触れました。サンスクリット語で彫刻する方法を知っています。
6世紀の時までに、クメール人民の王国は中国の歴史書が真臘(Chan lap)と呼んだことで形成されました。クメール人は自分の国をカンボジアと呼びました。
アンコール王朝(クメール王朝)(802-1432)はカンボジア王国を開発した期間でした。
北西部の湖(現在はシェムリアップ州)に建てられた首都です。後に、最も発達したカンボジア封建時代にアンコール王朝と名付けました。
アンコール王朝下では、人々は主に農業に住んでいました。人々は灌漑用水を貯留し調整するために多くの湖、運河、谷を掘っています。
北西部の湖面積は14000ヘクタールで、4,770万m3の水が含まれています。
農業に加えて、住民も湖で釣りをし、貴重な林産物を利用し、森で動物を狩猟しています。
カンボジアの手工芸品産業には、寺院の浮き彫りの上に、多くの熟練した職人、特に宝石や石を作る職人がいます。
経済的および社会的安定のおかげで、アンコール王朝時代のカンボジアの王たちは常にその力を外部に広げてきました。
10-12世紀に、カンボジアは東南アジアで最も強く、最も戦争の激しい王国の一つとなりました。
ジャヤーヴァルマン7世(1181 – 1201)の時代に、カンボジアの軍隊はチャンパ(1190)に侵入して、アンコール王国に変えました。
そして、次にメコンの中部と下部で、サイフォン(ビエンチャン近く)に近づいていきます。
メコン川上流では、王ジャヤーヴァルマン7世がミャンマーの国境に近づいて、シュリーヴィジャヤ王国と戦って領土を占領しました。
南には、カンボジアの領土は北部マレー半島まで広がっていました。しかし、13世紀の終わりから、カンボジアは弱まり始めました。
さらに、14世紀に設立されたタイ王国は、カンボジアとの戦いを繰り返して、首都を壊滅させました。
1432年にクメールの人々はタイの人々に5回侵略された後、今日のプノンペンのエリアである湖の南に後退して首都を捨てなければなりませんでした。
それ以来、カンボジアの封建政府は常に外部からの攻撃に対処して、内乱に突入し、お互いに争っていました。
状況は複雑で、カンボジアは1863年にフランスの植民地主義者が侵略したときにはほとんど疲れきっていました。

コメント