3.参考文献 1.現在の環境問題 2.ベトナム国際条約参加

3. TƯ LIỆU THAM KHẢO

1.Vấn đề môi trường hiện nay được cộng đồng quốc tế quan tâm nhưthế nào ?

Cuối thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX, nhận thức về vấn đề môi trường chỉ tập trung vào việc quản lí hữu hiệu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và các công trình do con người tạo ra.

Vào nửa sau thế kỉ XX, có ba yếu tố đưa đến những thay đổi lớn trong việc bảo vệ môi trường :

+ Yếu tố khoa học và bảo vệ thiên nhiên gắn chặt với nhau.
+ Nhận thức đúng đắn về môi trường ngày càng phổ biến.
+ Cách đề cập vấn đề thay đổi, quan niệm về môi trường rộng hơn trước rất nhiều, bao gồm tất cả các mặt của môi trường thiên nhiên : đất, nước, khoáng sản, các cơ thể sống, khí quyển, đại dương, lòng đất…, nhu cầu về nơi ở của con người.

Đầu những năm 1970, mọi người ngày càng nhận rõ những hiểm hoạ về môi trường sinh thái như sự phá huỷ tầng ô-dôn, mứa a-xít, ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm các nguồn nước sạch…

Năm 1969, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2581 (XXIV) về triệu tập một hội nghị quốc tế về môi trường nhân việc Chính phủ Thuỵ Điển đưa ra những hướng dẫn hành động cho các chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người… thông qua hợp tác quốc tế, có chú ý đến tầm quan trọng đặc biệt của việc tạo điều kiện cho các nước đang phát triển ngăn chặn xu hướng suy thoái của môi trường.

Ngày 5-6-1972, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường được tổ chức tại Stốc-khôm (Thuỵ Điển). Đây là hội nghị quốc tế cấp cao đầu tiên về môi trường và từ đó các nước lấy ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới.

Hội nghị Stốc-khôm thông qua bản Kế hoạch hành động về Môi trường và khuyến nghị thành lập Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (viết tắt là UNEP).

UNCED-Rio 1992 : Hội nghị cấp cao về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Ri-Ô đê Gia-nê-rô (Bra-xin) năm 1992.

Chương trình nghị sự 21 : Đây là chương trình hành động toàn diện về môi trường trên toàn thế giới cho đến thế kỉ XXI đã được Hội nghị thượng đỉnh trái đất ở Ri-Ô đê Gia-nê-rô thông qua, sẽ do các chính phủ, các tổ chức Liên hợp quốc, các cơ quan phát triển, các tổ chức phi chính phủ (NGO)… phối hợp thực hiện trên mọi lĩnh vực mà hoạt động của con người có tác động đến môi trường.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tại Giô-han-ne-xbuốc từ ngày 2 đến 4-9-2002 thông qua Tuyên bố chính trị và Kế hoạch thực hiện các chương trình nói trên.

2. Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về môi trường

Nghị định thư năm 1978 liên quan đến Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ các tàu biển năm 1973 ;

Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ô-dôn ;
Nghị định thư Mông-trê-an năm 1987 về các chất phá huỷ tầng ô-dôn ;
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ;
Công ước Pa-ri về vận chuyển các chất thải độc hại qua biên giới ;
Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật có nguy cơ bị diệt vong (CITES);
Công ước đa dạng sinh học ;
Công ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt những nơi cư trú của các loài chim nước.

3.参考文献

1.現在の環境問題は、国際社会がどのように懸念しているのですか?

19世紀の終わりから20世紀の前半にかけて、環境への意識は、天然資源の効果的な管理、自然保護区、人工建造物の保護にのみ焦点を当てていました。

20世紀の後半には、次の3つの要因が環境保護に大きな変化をもたらしました。

+科学的要因と自然保護は密接に関連しています。
+環境への適切な認識はますます人気があります。
+変化の問題に取り組む方法、環境の概念は、自然環境のすべての側面を含む、以前よりもはるかに広くなっています:
土地、水、鉱物、生物、大気、海、地面…、人間が必要とする場所として。

1970年代初頭、人々はオゾン層破壊、酸性雨、産業汚染、きれいな水源の汚染などの生態学的危険性にますます気づきました。

1969年、国連総会は、人間環境に関する国際会議を招集する決議2581(XXIV)を採択しました。
スウェーデン政府は、政府および国際機関に行動ガイドラインを提供しました。
環境の悪化傾向を防ぐために開発途上国のための条件を作り出すことの特別な重要性を十分に考慮して、協力する。

1972年6月5日、国連環境会議がストックホルム(スウェーデン)で開催されました。
これは環境に関する最初のハイレベルな国際会議であり、それ以来、各国は毎年6月5日を世界環境デーに指定しています。

ストックホルム会議は環境行動計画を採択し、国連環境計画(略してUNEP)の設立を勧告しました。

UNCED-リオ1992:リオデジャネイロ(ブラジル)1992年の環境と開発に関する国連ハイレベル会議。

アジェンダ21:これは、政府、国連機関、開発機関、非政府機関(NGO)が主導する、リオデジャネイロでの地球サミットで採択された21世紀の包括的な世界的な環境行動です。
人間の活動が環境に影響を与えるすべての分野で調整する。

2002年9月2日から4日までヨハネスブルグで開催された持続可能な開発に関する世界サミットは、前述のプログラムの政治宣言と実施計画を採択しました。

2.ベトナムは環境に関する国際条約に参加します

1973年の船舶による汚染防止のための国際条約に関する1978年の議定書。

オゾン層の保護に関する1985年のウィーン条約;
オゾン層破壊物質に関する1987年のモントリオール議定書。
気候変動に関する国際連合フレームワーク条約;
有害廃棄物の国境を越えた輸送に関するパリ条約;
絶滅危惧種の国際取引に関する条約(CITES);
生物多様性条約;
国際的に重要な湿地、特に水鳥の生息地に関する条約。

コメント