2.地中海の都市国家

Thị quốc Địa Trung Hải

Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.

Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết.
Mỗi vùng, mỏi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước.
Mỗi thành viên là công dân của nước mình. Nước thì nhỏ, nghề buôn lại phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị.
Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồnag trọt ở xung quanh.
Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng.
Cho nên, người ta còn gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).

Chẳng hạn, At-tích là một mũi đất nhỏ ở Đông Nam Hi Lạp ngày nay, xưa kia là một thị quốc, có diện tích hơn 2000 km2, dân số khoảng 400000 người, phần lớn sống ở thành thị A-ten (nay là thủ đô của Hi Lạp), có 3 hải cảng, trong đó lớn nhất là cảng Pi-rê.
Người ta gọi A-ten là thị quốc, đại diện cho cả At-tích.

Hơn 30000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân.
Khoảng 15000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân.
Chừng hơn 300000 nô lệ lao động, phục dịch và không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô.

Ưy thế của quý tộc xuất thân là bô lão của thị tộc đã bị đánh bạt. Quyền lực xã hội chuyển vào tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt.

Thắng lợi quyết định cuộc đấu tranh này là sự hình thành một thể chế dân chủ.
Hơn 30000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.

Người ta không chấp nhận có vua.
Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người, làm thành một Hội đồng 500, có vai trò như “quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm.
Ở đây, người ta bầu 10 viên chức điều hành công việc (như kiểu một chính phủ) và cũng có nhiệm kì 1 năm.
Viên chức có thể tái cử nếu được bầu.
Hằng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trường, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia.

Thể chế dân chủ như thế đã phát triển cao nhất ở A-ten. Nơi nào không có kiểu tổ chức trên thì cũng có hình thức đại hội nhân dân.

pê-ri-clét 495?-429 TCN

Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ.
Mỗi thành thị là một nước riêng.
Ở đó, người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu ; có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặc biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không.

Lãnh thổ của thị quốc không rộng nhưng số dân lại đông. Đất trồng trọt ở đây đã ít, mà người ta lại cần ít trồng lúa, nhưng nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển buôn bán.
Do đó, các thị quốc luôn luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa. Nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu có.

Đặc biệt là A-ten, sau cuộc chiến tranh với Ba Tư, trở thành minh chủ của các quốc gia Hi Lạp, lại nắm ưu thế trên biển, quản lí một ngân quỹ rất lớn, có thu nhập hằng năm rất cao.
A-ten đã miễn thuế cho mọi công dân và trợ cấp cho các công dân nghèo đủ sống.

Sự giàu có của Hi Lạp dựa trên nền kinh tế công thương nghiệp, sử dụng lao động nô lệ, làm các việc trồng, hái nho, khai mỏ, chèo thuyền và khuân vác…
khiến cho sự cách biệt giữa giàu và nghèo, giữa chủ nô và nô lệ ngày càng lớn.
Ở Rô-ma, sự cách biệt này càng lớn hơn.

Nô lệ bị bóc lột và bị khinh rẻ nên thường phản kháng chủ nô.
Ở Hi Lạp, hình thức phản kháng chủ yếu là trẻ nải trong lao động và bỏ trốn, nhất là khi có chiến tranh.
Ở Rô-ma thì họ nổi dậy khởi nghĩa chống đối thực sự.

Khai hoàn môn Trai-an Bê-nê-ven-tô, Nam I-ta-li-a

Chữ khắc trên đầu cổng hoàn môn Trai-an:

IMP (eratori) CAESARI DIVI NERVAE FILIO NERVAE TRA-IANO OPTIMO AVG (usto) GER-MANICO DACICO PONTIF (ici) MAX (imo) TRIB (uniciae) POTEST (atis) XVIII IMP (eratori) VII COS (consuli) VI (atri) P (atriae) FORTISSIMO PRINCIPI SENAVTS P.Q.R.

(Thượng viện và dân chúng Rô-ma dâng tặng Khải hoàn môn [này] cho Hoàng đế Xê-da, [và] con của Ne-rva Trai-an, đức độ và cao cả,, người chiến thắng Giéc-man và Đa-xi-a, Đại Tư tế, Hộ dân 18 kì, Tổng chỉ huy 7 trận, Chấp chính 6 kì, Quốc phụ, Nguyên thủ anh dũng nhất.

2.地中海の都市国家

北地中海沿岸には、土地を多くの小さな地域に分割する多くの丘や山があり、1つの場所に人口が密集できる条件がありません。

一方、商人や手工芸品を好む人は、集中する必要はありません。

各地域では、半島の先端が部族の集まりです。
社会が形成されたとき、これは国でもあります。

各メンバーは自国の市民です。国は小さく、貿易は発展しているので、人々は都市部に住んでいます。

国の主要な部分は都市であり、それを取り巻く耕作可能な土地がありました。

都市には通り、城、寺院、スタジアム、劇場があり、そして最も重要なことに、港があります。

したがって、人々はその国を町と呼びます(都市国家です)。

たとえば、アテナイはギリシャ南東部の小さな岬で、以前は町で、面積は2,000 km2を超え、人口は約40万人で、そのほとんどがアテナ(現在のギリシャの首都)住んでいます。
3つの港があり、そのうち最大の港はピレイクです。

彼らはアテナイと呼び、都市国家を表しています。

30,000人以上アテナイ市民であり、ステータスと市民権を持っています。

約15,000人の国民(他の場所の人々が住んでいます)は自由に生活し、貿易し、ビジネスを行うことができますが、市民権はありません。

働き、奉仕し、権利を持たない30万人以上の奴隷は、各奴隷所有者の所有物です。

氏族の長老たちから来た貴族への怒りがありました。
社会的権力は奴隷所有者、工場所有者、商人の手に渡った。これは激しい闘争の過程の結果です。

この闘争における決定的な勝利は、民主的な制度の形成です。
30000人以上の市民が市民会議に集まり、国の機関を選出しすべての政を決定します。

人々は王を受け入れません。

50の区があり、各区は10人を任命し、500人の評議会を形成し、国民に代わって1年間の任期を決定する「議会」として機能します。

ここでは、人々は(政府のように)仕事を実行するために10人の従業員を選出し、また1年の任期を持っています。

役員は、選出された場合、再選することができます。

毎年、すべての市民が広場で一度集まり、そこで誰もが国の素晴らしいことについて話し、投票することができます。

そのような民主主義はローマで最も高度に発達しました。そのような組織がないところでは、人民代表大会の形式もあります。

ペリクレス 495?-429 TCN

古代の町は、商業、職人技、民主主義の大都市でした。

各都市は別々の国です。

そこで人々は、どの国と取引するか、どのような商品、何のために資金を使うか、貧しい人々にいくら助成するかについて話し合い、決定します。
民主的な制度を維持するための手段、特に戦争を受け入れるかどうかについての措置はあります。

町の領土は広くはありませんでしたが、人口は多かったです。
ここの耕作地は狭いですが、稲作はほとんど必要ありません、貿易を発展させるのに適した自然条件があります。

したがって、町は常にお互いに、そして遠隔地との貿易関係を維持しています。
そのおかげで、町はとても裕福になりました。

特に、ペルシャとの戦争後、アンテナはギリシャ諸国の支配者となり、再び海上で普及し、非常に大きな予算を管理し、非常に高い年収を持っていました。

アテナイは、貧困の下で生活する人のための補助金ですべての市民を税金免除しました。

ギリシャの富は、奴隷労働を採用し、農業を行い、ブドウを摘み、鉱業、漕ぎ手などの産業および商業経済に基づいています。

金持ちと貧乏人の間、そして奴隷所有者と奴隷の間のギャップを広げています。

ローマでは、この違いはさらに大きいです。

奴隷は搾取され、軽蔑されたので、彼らはしばしば奴隷の所有者に反対しました。

ギリシャでは、抗議の主な形態は、特に戦争中の労働と逃亡の若者でした。
ローマでは、彼らは反抗しました。

ティトゥスの凱旋門、南イタリア

ティトゥスの凱旋門にある碑文:

IMP(eratori)CAESARI DIVI NERVAE FILIO NERVAE TRA-IANO OPTIMO AVG(usto)
GER-MANICO DACICO PONTIF(ici)MAX(imo)TRIB(uniciae)
POTEST(atis)XVIII IMP(eratori)VII COS(consuli)VI(atri )
P(atriae)FORTISSIMO PRINCIPI SENAVTS PQR

(上院とローマ人は勝利を考古学[これ]皇帝シーザーに提示し、
[そして]ネルヴァ・トライアンの息子、高潔で高尚な、勝利者のジオマンとドミニク、
大神権、18回の家主、最高司令官7つの戦いの、6回の領事、総主教、最も英雄的。

コメント