18.都市化

  1. Đô thị hóa

1.Đặc điểm

a)Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp

Từ thế kỉ III trước Công nguyên, thành Cổ Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc, được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta.
Vào thời phong kiến, một số đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự.
Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rồi sau đó là các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVIII.

Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự.
Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Đinh.

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: Ở miền Nam, Chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh.
Ở miền Bắc, đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có.
Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.

Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

b)Tỉ lệ dân thành thị tăng

Bảng 18.b. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990-2005

Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2005, số dân thành thị mới chiếm 26,9% số dân cả nước.

c)Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

Bảng 18.c. Phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng, năm 2006

2.Mạng lưới đô thị

Dựa vào các tiêu chí chủ yếu như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp,.
mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại (loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5).
Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Nếu căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh.
Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

3.Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội

-Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

-Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4%GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp –xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.

-Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

-Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội..cần phải có kế hoạch khắc phục.

18.都市化

1.特徴

a)わが国の都市化のプロセスはゆっくりと行われ、都市化のレベルは低い

紀元前3世紀から、Âu Lạcの都であるCổ Loa城塞は、わが国で最初の都市部と見なされました。
封建時代には、いくつかのベトナムの都市は地理的に有利な場所に形成され、主な機能は行政、商業、軍事でした。
11世紀はThăng Long要塞が出現して、その後16-18世紀にPhú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiếnの各都市が続きました。

フランスの植民地時代には、産業は未発達であり、都市システムは拡大せず、地区はしばしば小規模に分割され、主に行政と軍事として機能していました。
20世紀の30年代まで、Hà Nội, Hải Phòng, Nam Đinhなどの多くの大都市が形成されました。

1945年の8月革命から1954年まで、都市化プロセスはゆっくりと行われましたが、あまり変化しませんでした。

1954年から1975年まで、都市は2つの異なる傾向で発展しました。
南部では、サイゴン政府は戦争に貢献する人々を集める方法として「都市化」を使用しました。
北部では、都市化は既存の都市ネットワークに基づいた工業化に関連付けられています。
1965年から1972年にかけて、都市部は戦争により破壊され、都市化は減速しました。

1975年から現在まで、都市化は非常に前向きに変化しました。
ただし、都市部のインフラストラクチャ(輸送システム、電気、水、社会福祉施設)は、地域や世界の他の国と比較してまだ低いです。

b)都市人口の割合が増加する

表18.b. 1990年から2005年までの期間の都市人口と全国人口における都市人口の割合

私たちの国の都市人口の割合は、地域の他の国と比較してまだ低いです。 2005年には、新しい都市人口が国民人口の26.9%を占めました。

c)地域間の不均等な都市分布

表18.c. 地域全体の都市分布と都市人口、2006

2.都市ネットワーク

人口、機能、人口密度、非農業人口の割合などの主要な基準に基づきます。
わが国の都市ネットワークは、6つのカテゴリ(特別なタイプ、タイプ1、2、3、4、5)に分類されています。
2つの特別な都市は、ハノイとホーチミン市です。
管理クラスに基づいた場合、わが国には中央政府直轄の都市と県(省)に属する都市があります。
ベトナム中央政府直下の5つの自治体は、ハノイ、ハイフォン、ダナン、ホーチミン市、カントーです。

3.社会経済開発に対する都市化の影響

-都市化は、わが国の経済再編に大きな影響を及ぼします。

-都市は、国の地域や地域の社会経済的発展に大きな影響を与えています。
2005年には、都市部が国内GDPの70.4%、産業建設GDPの84%、サービス業GDPの87%、国家予算の80%を占めました。

-都市および町は、多数の専門的および技術的労働力が雇用されている製品および場所の大規模かつ大規模な消費市場です。
近代的な技術的および物質的な基盤を持ち、国内および外国からの投資を誘致し、経済成長と発展の原動力を生み出しています。

-都市には、労働者の雇用と収入を増やす能力があります。

しかし、都市化のプロセスは、次のような問題も引き起こします。環境汚染問題、社会秩序の安全性など克服する計画が必要です。

コメント