5.領土の形成と発展の歴史(続き)

Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)

Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn tiếp nối sau giai đoạn Tiền Cambri.
Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta với những đặc điểm sau:

a) Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm

Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua cả hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kì Krêta, cách đây 65 triệu năm.

b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta

  • Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.
  • Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất.
  • Các đá trầm tích biển phân phối rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng trũng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình thành nên các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc.
  • Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi: trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
  • Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.

c) Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển

Các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều hóa đá cổ khác.

=> Có thể nói,về cơ bản địa bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo.

5.領土の形成と発展の歴史(続き)

(顕生代)古生代は 先カンブリア時代に続く期間です。
これは私たちの国の発展史にとって決定的な期間であり、次の特徴があります。

a)最長で4億7700万年

古代の創造段階(顕生代の新生代を除く古生代と中生代)は、5億4200万年前のカンブリア紀に始まり、古生代と中生代の両方を受け、6500万年前の白亜紀に終わりました。

b)わが国の自然開発の歴史において最も劇的な変化があった期間

この期間、私たちの国には、堆積相の海中に沈み、古生代のカレドニアとヘルシニア(バリスカン)造山運動で隆起した多くの地域があります。
中生代の造山運動でインドシナとクメールの山地を作成します。

この期間の岩石は非常に古く、堆積物(海底および大陸の堆積物)、マグマおよび変成岩を含みます。

海洋堆積物は領土全体に広く分布しており、特に北部に豊富にあるデボン紀と石炭紀、ペルム紀の石灰岩です。
いくつかの陥没地域では、地盤沈下が大陸堆積物によって中生代に堆積し、Quảng NinhとQuảng Namで炭鉱を形成しました。
北東の砂岩と濃い赤の岩石など。

造山運動の隆起活動は多くの場所で行われます。
古生代では、Chảy川の上流地域、北部の盛り上がっている地域、Kon Tumの盛り上がりがあります。
中生代は、北東と南中部の高山地域に弧を描く山脈地帯が形成されます。

造山運動活動に伴うのは貫入性のマグマ岩と噴火したマグマによる断層と地震です。
花崗岩。ペグマタイトなどの水晶、銅、鉄、スズ、金、銀、宝石などの貴重な鉱物を噴火します。

c)わが国の熱帯地理的地殻の段階は高度に発達している

この段階でのわが国の湿潤熱帯の地理的条件は順調に形成され発展してきました。
残った化石は古生代のサンゴ、中生代の石炭石と他の多くの化石です。

基本的に、今日のベトナムの領土は、古生代から中生代の終わりから形作られたと言える。

コメント