流行影響でハノイの病院は6か月以上医療スタッフの給与未払いと非難された

Do ảnh hưởng của dịch, một bệnh viện tại Hà Nội bị tố nợ lương nhân viên y tế hơn 6 tháng qua.

Vừa trở về sau hơn 2,5 tháng hỗ trợ chống dịch tại TP HCM, chị Đặng Thu Hiền (điều dưỡng Khoa Ung Bướu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đơn vị thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế) loay hoay không biết sẽ làm gì để có thêm thu nhập cho bản thân. Bởi, từ tháng 5 vừa qua, chị và nhiều cán bộ, nhân viên y tế ở bệnh viện chỉ nhận được 50% số lương của mình.

Chị Hiền tham gia chống dịch tại TP HCM.

Cụ thể, lương chính thức của chị là 5,8 triệu cộng thêm lương chức vụ là hơn 6 triệu đồng. Nhưng nửa năm qua, mỗi tháng chị chỉ nhận được hơn 3 triệu đồng, với số tiền ít ỏi đó, không đủ để cho chị xoay sở sinh hoạt cho bản thân chứ chưa nói đến lo cho gia đình.

“Đầu tháng 10 tôi trở lại Hà Nội sau hơn 2 tháng hỗ trợ chống dịch tại huyện Củ Chi, TP HCM. Nhưng mức lương cũng chỉ nhận được hơn 3 triệu, nhà có con nhỏ, dịch chưa hết, tôi và chồng không biết phải làm thêm gì để có thêm thu nhập cho gia đình. Thậm chí, vợ chồng còn phải vay mượn để trang trải thêm cho các con”, chị Hiền ngậm ngùi tâm sự.

Khá khẩm hơn chị Hiền, bác sĩ Phạm Minh Vương (Phó Khoa Cơ xương khớp) cũng tâm sự, kể từ đợt tháng 5, dịch diễn biến phức tạp tại Hà Nội, anh cùng nhiều cán bộ, nhân viên tại bệnh viện bị nợ 50% lương, mỗi tháng anh Vương nhận được 3,2 triệu.

“Nửa năm qua, tôi phải đi làm thêm ngoài bằng cách nhận chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại nhà để kiếm thêm thu nhập. Tôi có chuyên môn nên đỡ hơn các điều dưỡng, nhân viên hợp đồng rất nhiều. Lương của nhân viên hợp đồng chỉ bằng 1 nửa số lương tôi nhận được, hầu hết các bạn không chịu được đã xin nghỉ việc, nhiều người còn phải bán rau, ship hàng, làm xe ôm kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống thực sự khó khăn”, BS Vương nói.

Nhiều cán bộ làm công việc tay chân để mưu sinh
Tương tự, chị Lê Thanh Bình, kế toán viên của Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, 6 tháng qua 160 cán bộ, y bác sĩ tai bệnh viện đã làm đơn phản ứng việc chỉ nhận được 50% lương, Ban giám đốc Bệnh viện cho biết, trong tháng 6 sẽ thanh toán đầy đủ.

Sau đó, khi nhận thấy không đủ điều kiện tài chính để trả lương đủ 100% cho cán bộ, Ban giám đốc Bệnh viện đã họp với các Tổ trưởng Công đoàn tại bệnh viện Tuệ Tĩnh để đưa ra ý kiến sẽ chỉ trả 50% lương cho cán bộ.

“Mặc dù chúng tôi đã làm các biên bản thông qua kênh Công đoàn để gửi lên Ban giám đốc yêu cầu chi trả 100% lương theo quy định nhưng không được lãnh đạo Bệnh viện phản hồi. Thậm chí, dù chỉ còn 50% lương nhưng trong tháng 10 vừa qua, Bệnh viện cũng không trả đúng hạn. Chỉ đến khi cán bộ, nhân viên phản ứng và có ý định ngừng việc tập thể, thì đến ngày 29/10, Bệnh viện mới chi trả lương”, chị Bình nói.

Lý giải về nguyên nhân, theo chị Bình, trong một cuộc họp giao ban gần đây, Ban giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông báo thời điểm hiện tại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chưa tìm nguồn thu, vì vậy chưa có tiền để trả lương tháng 11/2021 cho người lao động.

Một trong số 160 cán bộ nhân viên tại bệnh viện Tuệ Tĩnh phải tranh thủ thời gian buổi tối bán rau kiếm thêm thu nhập.

“Một phần là do dịch bệnh viện không có nguồn thu, phần khác, từ năm 2019 Ban giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh tự ý xin chủ trương từ bệnh viện công sang tự chủ. Chính vì thế 100% nguồn thu và hỗ trợ từ lượng bệnh nhân đến khám. Tuy nhiên, Tuệ Tĩnh nếu xét về năng lực sẽ không đáp ứng đủ điều kiện để tự chủ, nếu cứ tình trạng dịch bệnh này diễn ra, lượng bệnh nhân không có thì cán bộ, nhân viên y tế của chúng tôi sẽ sống như thế nào với đồng lương ít ỏi này”, chị Bình bức xúc.

Theo chị Bình, bệnh viện có hơn 160 cán bộ cơ hữu, nhân viên y tế hợp đồng bị ảnh hưởng. Nhiều nhân viên y tế 6 tháng qua chỉ nhận được hơn 1 triệu đồng tiền lương đã không chịu được mà viết đơn xin nghỉ, nhiều người hết hợp đồng thì không ký tiếp. Còn những cán bộ khác vẫn cố gắng bám trụ lại, hàng ngày 8 tiếng làm việc tại cơ quan, chiều tối thì phải làm thêm công việc tay chân để mưu sinh.

Nhiều điều dưỡng phải làm công việc tay chân để kiếm thêm thu nhập.

“Ví dụ như điều dưỡng tại khoa Phụ sản đã phải đi bán rau để kiếm thêm thu nhập. Vì dịch nên chồng điều dưỡng ấy làm công nhân cũng phải nghỉ việc, nhà có con nhỏ, lên Hà Nội thuê nhà. Qúa khó khăn nên điều dưỡng phải bán rau ở một khu chợ cách xóm trọ 4km đến tối khuya, thực sự rất khổ sở”, chị Bình nói.

Chị Bình tâm sự, nhân viên y tế nhiệm vụ là cứu người, nhưng nếu tinh thần bị ảnh hưởng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cứu người, chính vì thế chị chỉ mong thời gian tới, vấn đề của anh em công nhân viên cán bộ tại bệnh viện được giải quyết để mọi người an tâm làm việc.

Hiện tại, tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã gửi đơn kiến nghị đến các các bộ, ban, ngành, trong đó có Bộ Y tế với mong muốn được cơ quan chức năng vào cuộc bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với lãnh đạo Bệnh viện để thông tin đến độc giả.

流行影響でハノイの病院は6か月以上医療スタッフの給与未払いと非難された

ホーチミン市での流行との闘いを支援してから2.5か月以上が経過したばかりのĐặng Thu Hiềnさん(ベトナム保健省 医学薬局腫瘍学部の看護師)自分のためにより多くの収入を得るために何をすべきかわからない。なぜなら、昨年5月以来、彼女と病院の多くの医療スタッフは給与の50%しか受け取っていないからです。

Hiềnはホーチミン市での流行との戦いに参加しました。

具体的には、彼女の公式給与は580万vndで、手取り給与は600万vnd以上です。しかし、過去半年間、彼女は月に300万ドンvndしか受け取っておらず、その金額はわずかであり、家族の世話はもちろんのこと、自分で生活するだけでは十分ではありません。

「10月初旬、ホーチミン市Cu CHI地区で2か月以上の抗疫病支援を行った後、ハノイに戻りました。しかし、給与は300万vnd程度です、家族には小さな子供がいて、流行は終わっていません。それでも、私の夫と私は家族のためにより多くの収入を得るために私はこれ以上何をしなければなりません。夫と妻でさえ彼らの子供たちのためにお金を借りなければなりません」とHiếuは悲しそうに言いました。

HIếuさんよりも優れている、Phạm Minh Vương博士(筋骨格副部)も、5月以降、ハノイでの流行が複雑になり、彼と多くの病院スタッフが借金をしていると打ち明けました。毎月50%の給与320万vnd程度を受け取ります。

「過去半年間、家で患者の世話や治療をしてアルバイトをしなければならなかった。私は専門知識を持っているので、看護師や契約社員よりもはるかに優れている。スタッフの給与契約スタッフは私が受け取る給料の半分しかなく、ほとんどの人はそれを我慢できずに辞めます。多くの人々はまだ野菜を売ったり、商品を販売したり、追加収入を得るためにバイクタクシーとして働いたりしなければなりません。人生は本当に難しいです。」とVuong博士は言いました。 。

多くの役人は生計を立てるために肉体労働をしています
同様に、Tuệ Tĩnh 病院の会計士であるLê Thanh Bình氏は、過去6か月間に、病院の160人のスタッフ、医師、看護師が給与の50%しか受け取らないことに対して苦情を申し立てたと述べました。

その後、職員の給与を全額支払う財政状態がないことに気づき、病院の理事会は病院労働組合の指導者と会談し、50%しかスタッフ支払わないとの意見を述べた。

「労働組合のチャネルを通じて、規定どおりに給与の100%を支払うよう取締役会に送るために議事録を作成しましたが、病院の指導者からの返答はありません。給与は50%しか払わないでしょう。昨年10月、病院も期限内に支払いをしなかった。スタッフが応答し、ストライキしようとした10月29日まで給料を支払わなかった」とBình氏は述べた。

Bình氏によると、その理由を説明すると、最近の会議で、Tuệ Tĩnh病院の理事会は、流行の影響により、現時点では収入源が見つからないと発表しました。2021年11月分の従業員に給与を支払うお金がありません。

病院の160人のスタッフのうちの1人は、追加の収入を得るために野菜を売るために夕方を利用しなければなりませんでした。

「病院に収入源がないこともあり、2019年から病院の理事会が公立病院からの自主的な政策を自主的に申請した。そのため、収入と支援の100%が容量の面では、病院は条件を満たせなくなり、流行が発生した場合、患者は医療スタッフとスタッフを利用できなくなります。私たちの家族はこのわずかな給与でどのように生活しますか? Binh氏は言った。

Binhさんによると、病院には160人以上の常勤スタッフと契約医療スタッフが影響を受けています。過去6ヶ月で100万vnd程度の給料しかもらえなかった多くの医療スタッフは、それを我慢できずに辞表を書き、契約満了時に多くの人が去れりました。まだ滞在しようとしている他の幹部については、1日8時間支店で働いており、夕方には、生計を立てるためにさらに作業をしなければなりません。

多くの看護師は、余分な収入を得るために肉体労働をしなければなりません。

「たとえば、産婦人科の看護師は、追加収入を得るために野菜を売らなければなりませんでした。流行のために、労働者として働く彼女の夫も辞め、家に小さな子供を産んだので家を借りなければなりませんでした。困難なので、看護師は4km離れた市場で深夜まで野菜を売らなければならない。それは本当に惨めだ」とBinh氏は語った。

Binhさんは、医療スタッフの義務は命を救うことだと打ち明けましたが、士気が低下すると命を救うことに深刻な影響を与えるため、次回は病院の職員の問題に誰もが対応できるようにしたいと考えています。

現在、病院とスタッフは、患者の利益を保護するために当局に介入してもらいたいという願望を持って、保健省を含む省庁、部門、支部に請願書を送っています。

今後も病院のリーダーと連絡を取り、読者に情報を提供していきます。

コメント