IMF:2021年、ベトナムのインフレ率は依然として約4%に達するでしょう。

IMF: Năm 2021, lạm phát của Việt Nam vẫn sẽ đạt khoảng 4%

Ban Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hoàn thành tham vấn Điều IV với Việt Nam.
Theo đó, IMF nhấn mạnh, các chính sách tài khóa và tiền tệ được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020.
Đồng thời, lạm phát được dự báo sẽ vẫn gần với mục tiêu của Chính phủ là 4%.

Covid-19 và các tác động bất lợi kéo dài

Theo IMF, năm 2020 đã kết thúc giai đoạn tăng trưởng cao kéo dài của Việt Nam.
3 thập kỷ cải cách theo theo định hướng thị trường vừa qua đã hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang nền kinh tế hiện đại dựa vào các ngành chế biến,
chế tạo với các doanh nghiệp đâu tư vốn FDI dẫn dắt, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Trong những năm gần đây, với tăng trưởng GDP trung bình ở mức 7%/năm và việc đặt trọng tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã nâng cao mức sống người dân,
góp phần đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Năm 2019, hoạt động kinh tế đất nước diễn ra mạnh mẽ, với mức lạm phát ổn định, tốc độ các doanh nghiệp mới thành lập đạt mức cao nhất trong 6 năm.
Nợ công được Chính phủ bảo lãnh ở mức 43% GDP, thấp hơn nhiều so với trần nợ công 65% theo luật định.

Mặc dù dòng chảy thương mại chậm lại do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam vẫn tăng lên 3,8% GDP do nhập khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian chậm lại, lượng khách du lịch tăng kỷ lục và dòng kiều hối lớn.
IMF đánh giá, vị thế đối ngoại của Việt Nam năm 2019 là rất mạnh.

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, IMF nhận định, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp quyết liệt nhằm hạn chế tác động bất lợi đến sức khỏe y tế và kinh tế của đất nước.
Ngoài ra, những nỗ lực nhanh chóng cũng đã giúp giảm thiểu gánh nặng đối với các gói hỗ trợ so với các quốc gia khác.

Chính sách tài khóa đã tập trung hỗ trợ tạm thời cho các doanh nghiệp và hộ gia đình dễ bị tổn thương, trong khi chính sách tiền tệ được nới lỏng để duy trì thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Nhờ vậy tăng trưởng GDP trong năm 2020 của Việt Nam đạt 2,91%, thuộc nhóm các quốc gia có tăng trưởng cao nhất thế giới.

Loạt rủi ro vẫn hiện hữu

Mặc dù đại dịch để lại một số tác động bất lợi kéo dài, song dự kiến, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021 khi quá trình bình thường hóa các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp diễn.

Các chính sách tài khóa và tiền tệ được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020 và lạm phát được dự báo sẽ vẫn gần với mục tiêu của Chính phủ là 4%.

IMF nhấn mạnh, dù đã đối phó rất tốt với đại dịch Covid-19 nhưng rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại vẫn hiện hữu, do vậy Việt Nam vẫn cần có các biện pháp để hạn chế tác động bất lợi lâu dài, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng bền vững, toàn diện và xanh hơn.
Đáng chú ý, cần xem xét các biện pháp tài khóa bảo vệ người lao động và hộ gia đình dễ bị tổn thương.

Khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn,
IMF lưu ý việc điều chỉnh tài khóa từ từ nên tập trung vào huy động nguồn thu ngân sách để giúp tạo không gian tài khóa cho đầu tư cơ sở hạ tầng,
chi an sinh xã hội, hỗ trợ tăng trưởng xanh hơn và bao trùm.

“Cần rút dần những hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể trụ lại được và áp dụng trở lại những quy định phân loại nợ khi gia hạn nợ.
Bên cạnh đó, cần giám sát chặt chẽ những rủi ro tài chính và giải quyết kịp thời các khoản vay có vấn đề”,
các giám đốc điều hành IMF chỉ rõ.

Mặc dù vị thế đối ngoại của Việt Nam về cơ bản mạnh hơn đáng kể so với mức độ cho phép của các yếu tố nền tảng và các chính sách mong muốn,
IMF khuyến nghị, vẫn cần nỗ lực cải cách để loại bỏ các rào cản đối với đầu tư tư nhân và cải thiện lưới an sinh xã hội.

Các giám đốc điều hành IMF nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách cơ cấu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng tiềm năng giai đoạn hậu Covid-19.
Cuối cùng, IMF khẳng định, cần ưu tiên giảm sự chênh lệch về kỹ năng lao động,
thúc đẩy chuyển đổi số và đảm bảo một sân chơi bình đẳng, đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

IMF:2021年、ベトナムのインフレ率は依然として約4%に達するでしょう。

国際通貨基金(IMF)の理事会は、ベトナムとの第4条協議を完了したばかりです。
したがって、IMFは、2020年に比べると程度は低いものの、財政および金融政策は引き続き支援すると予想されることを強調した。
同時に、インフレ率は政府の目標である4%に近いままであると予測されています。

Covid-19および長期にわたる副作用

IMFによると、2020年は、ベトナムでの長引く高成長の期間を終えました。
過去30年間の市場志向の改革は、農業から加工産業に基づく現代経済への構造的変革を支えてきました。
製造業はFDI企業が主導しており、ベトナムを世界で最も貧しい国の1つから低中所得国にもたらしています。

近年、GDP成長率は年平均7%であり、「誰も置き去りにしない」ことに重点が置かれているため、人々の生活水準は向上しています。
持続可能な開発目標(SDGs)の実現に向けた大きな進歩の達成に貢献します。

2019年、国の経済活動は力強く行われ、安定したインフレにより、新しく設立されたビジネスの速度は6年間で最高速度に達しました。
公的債務はGDPの43%で政府によって保証されており、法定の公的債務の上限である65%よりもはるかに低くなっています。

米中貿易摩擦による流れの鈍化にもかかわらず、ベトナムの経常黒字は、原材料や中間財の輸入の鈍化、記録的な観光と大量の送金により、GDPの3.8%に上昇しました。
IMFは、2019年のベトナムの外交ポジションは非常に強いと評価しています。

Covid-19のパンデミックが起こったとき、IMFは、ベトナム政府が国の健康と国の経済への悪影響を制限するために抜本的な対策を講じたと述べました。
さらに、迅速な取り組みにより、他の国と比較してサポートパッケージの負担を軽減することもできました。

財政政策は脆弱な企業や家計に一時的な支援を提供することに焦点を合わせてきましたが、金融政策は銀行システムの流動性を維持するために緩和されています。
その結果、2020年のベトナムのGDP成長率は2.91%に達し、これは世界で最も成長率の高い国のグループです。

一連のリスクはまだ存在します

パンデミックは長期的な悪影響を及ぼしましたが、国内外の経済活動の正常化のプロセスが続くにつれて、ベトナム経済は2021年に力強く回復すると予想されます。

財政および金融政策は、2020年よりも程度は低いものの、引き続き支援すると予想され、インフレは政府の目標である4%に近いままであると予測されています。

IMFは、Covid-19の流行に非常にうまく対処しているにもかかわらず、経済減速のリスクが依然として存在するため、ベトナムは依然として長期的な悪影響を制限し、より環境に優しく、包括的で持続可能な成長を促進するための措置を必要としていると強調した。
特に、脆弱な労働者と世帯を保護する財政措置を検討する必要があります。

経済が完全に回復すると、
IMFは、財政調整は、インフラ投資のための財政スペースの創出を支援するために、予算収入の動員に徐々に焦点を当てるべきであると述べている。
社会保障への支出、より環境に配慮した包括的な成長の支援。

「存続できる企業への支援を徐々に撤回し、債務の再スケジュール時に債務分類規則を再適用する必要がある。
また、財務リスクを注意深く監視し、問題のある債務を迅速に解決する必要があります」、
IMFの幹部は指摘した。

ベトナムの対外的立場は、基礎と望ましい政策が許される範囲よりもかなり強いが、
IMFは、民間投資への障壁を取り除き、社会的セーフティネットを改善するために、改革努力が依然として必要であることを推奨している。

IMFの幹部は、ビジネス環境を改善し、生産性を高め、Covid-19後の期間における潜在的な成長を促進するための構造改革の重要性を強調した。
最後に、IMFは、労働者技能のギャップを減らすことを優先すべきであると断言した。
特に中小企業にとって、デジタルトランスフォーメーションを促進し、公平な競争の場を確保します。

コメント