Báo Nhật: Ngoại giao Chiến lang có thể đẩy Trung Quốc vào thế nguy của Nhật ở Thế chiến 2
Chính sách ngoại giao “Chiến lang” gần đây của Trung Quốc vấp phải lo ngại rằng, đang lặp lại thế trận nguy hiểm của Nhật Bản trước Thế chiến II?
Tranh luận từ 2 bài báo ở Trung Quốc
Hai học giả Trung Quốc đã cảnh báo chính sách ngoại giao “Chiến lang” gần đây của Trung Quốc tạo kẻ thù ở mọi hướng, đang đi ngược lại với “sách giáo khoa” ngoại giao của Trung Quốc
Bài viết của 2 học giả đã cảnh báo về tình trạng này và Bắc Kinh nên rút ra bài học từ những sai lầm của Nhật Bản trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941.
Điều này đã gây ra một cuộc tranh luận lớn ở Trung Quốc.
Thật vậy, khó có thể bác bỏ việc bị kiềm chề hiện nay của Trung Quốc trên nhiều phương diện.
Trung Quốc bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu gay gắt với chính quyền Trump trong nhiều vấn đề như Biển Đông, Hồng Kông, Đài Loan.
Mối quan hệ với Úc đã xấu đi, cuộc đụng độ biên giới với Ấn Độ đã gây thương vong lần đầu tiên trong 45 năm, mối quan hệ với Canada căng thẳng liên quan đến vụ việc bắt giữ CFO Mạnh Vãn Chu của Huawei, và gần đây là tranh cãi với Cộng hòa Séc do quan điểm trong vấn đề Đài Loan.
Ngay cả Đức, vốn từ lâu đã có quan hệ tốt với Trung Quốc, dường như cũng đang thay đổi lập trường một cách khôn khéo, thể hiện qua việc lần đầu tiên áp dụng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Học giả Yuan Nansheng, một cựu quan chức ngoại giao đã viết, đối đầu với nhiều quốc gia cùng lúc còn hơn cả một thảm họa ngoại giao.
“Không đối đầu với nhiều nước cùng lúc là quy tắc cơ bản của ngoại giao Trung Quốc trong nhiều năm. Lý do rất đơn giản: gây thù chuốc oán ở mọi phía là chiến lược ngoại giao tồi tệ nhất.”, học giả này viết.
Sau cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng, Nhật Bản đã đối đầu với Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Trung Quốc và thậm chí cả Liên Xô, cùng một lúc, Yuan dẫn chứng.
Trích dẫn một cuốn sách của học giả người Mỹ Jared Diamond, Yuan cho rằng, Nhật Bản thời điểm đó đã đánh giá quá cao khả năng của mình và mang lại hậu quả tàn khốc.
Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc đã phản ứng gay gắt trên mạng xã hội và coi ý kiến của nhà cựu ngoại giao là “phản bội đất nước”
Bài học từ Nhật Bản
Bài báo thứ hai là của học giả Xiao Gongqin, tạo ra một số so sánh thú vị giữa những gì đã xảy ra gần 80 năm trước giữa Nhật – Mỹ và những gì hiện đang xảy ra giữa Trung – Mỹ.
Học giả này dẫn chứng sự kiện mùa hè năm 1940. Mặc dù Mỹ vẫn duy trì quan hệ kinh tế với Tokyo, cung cấp sắt và dầu với số lượng lớn, khi chiến tranh đến gần, Washington đã áp đặt lệnh cấm vận toàn bộ đối với xuất khẩu sắt vụn và dầu sang Nhật Bản.
Sau đó, hàng loạt lệnh cấm vận của Mỹ, Anh, Trung Quốc và Hà Lan đã giáng một đòn nặng nề vào Nhật Bản.
Các lệnh cấm vận được đưa ra do Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã tiến vào khu vực lúc đó là thuộc địa của Pháp ở châu Á vào giữa năm 1941.
Động thái của Nhật Bản bị coi là vi phạm lợi ích cốt lõi của Mỹ, trong đó có Philippines. Mỹ coi Nhật Bản là kẻ thù, cuối cùng dẫn đến chiến tranh bùng nổ và Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng.
Mặc dù Xiao không đưa ra so sánh trực tiếp, nhưng bước tiến của quân đội Nhật Bản trùng lặp với hoạt động xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, sắt vụn và dầu từng được Mỹ cung cấp cho Nhật Bản cũng có thể được ví như chất bán dẫn và các công nghệ liên quan, mà Trung Quốc ngày nay đã dựa vào chuỗi cung ứng do Mỹ dẫn đầu, tờ báo Nhật Nikkei bình luận.
Quan hệ Trung – Nhật là tâm điểm
Cuộc thảo luận diễn ra khi Nhật Bản sắp đặt nhà lãnh đạo mới đầu tiên trong vòng gần 8 năm, đưa quan hệ Trung – Nhật trở thành tâm điểm.
Tại cuộc tranh luận bầu cử tổng thống của Đảng Dân chủ Tự do gần đây, ông Suga, người thay thế Thủ tướng Abe, đã bác bỏ ý tưởng do ứng viên đối thủ Shigeru Ishiba đề xuất nhằm tạo ra một liên minh quân sự NATO phiên bản châu Á.
Ông Suga nói rằng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung, một phiên bản châu Á của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương chắc chắn sẽ trở thành một liên minh quốc tế chống lại Trung Quốc.
Trong khi đặt liên minh Nhật – Mỹ là trụ cột trong chiến lược an ninh quốc gia của Nhật Bản, tân Thủ tướng của nước Nhật dường như đang có lập trường thận trọng về việc thành lập một liên minh chống Trung Quốc – điều gợi nhớ đến một liên minh chống Nhật trước khi nổ ra chiến tranh giữa Nhật – Mỹ
Tuy nhiên, ông chưa đưa ra gợi ý rõ ràng nào về chính sách Trung Quốc của ông.
Nếu mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng sâu sắc về các vấn đề như quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, một liên minh chống Trung Quốc có thể sẽ được hình thành trong thời gian thích hợp.
Liệu Trung Quốc có bám sát “sách giáo khoa” ngoại giao của mình và tránh tạo ra kẻ thù ở tất cả các mặt trận? Nếu các nhà ngoại giao Chiến lang bỏ qua những bài học của lịch sử, thảm họa có thể ở phía trước, tờ Nikkei cảnh báo.
日本の新聞:強行外交は中国を第二次世界大戦時の日本のような危機に陥る可能性がある
中国の最近の「狼の戦士」の外交政策は、日本の第二次世界大戦直前時の危険な姿勢を繰り返している?
中国の2つの記事から議論
中国の2人の学者は、あらゆる方向に敵を作成するという中国の最近の「狼の戦士」外交政策が中国の外交の「教科書」に反対していると警告しました。
2人の学者の記事はこの状況を警告し、北京は日本が1941年の真珠湾攻撃で犯した過ちから学ぶべきです。
これは中国で大きな議論を引き起こしました。
実際、現在の中国はさまざまな方向で回避することは困難です。
中国は、南シナ海、香港、台湾などの問題についてトランプ政権との激しい対立に直面しています。
オーストラリアとの関係は悪化し、インドとの国境衝突は45年ぶりに致命的となり、カナダとの関係はHuaweiのCFO Meng Wanzhouの逮捕をめぐって緊張し、最近では、台湾問題に関する見解により、チェコ共和国と争っています。
長い間中国と良好な関係を築いてきたドイツでさえ、インド太平洋戦略の最初の採用によって示されるように、そのスタンスを微妙に変えているように見えます。
元外交官の袁南生が書いた、複数の国家に同時に立ち向かうのは単なる外交的災害ではありません。
「同時に多くの国に直面しないことは、長年にわたって中国の外交の基本的なルールでした。理由は簡単です。あらゆる方向からの復讐は、最悪です」と書く。
真珠湾への奇襲攻撃の後、日本は米国、イギリス、フランス、オーストラリア、中国、そしてソビエト連邦さえも立ち向かったと、一部を引用した。
彼は、アメリカの学者ジャレッド・ダイアモンドの本を引用して、当時の日本はその能力を過大評価し、悲惨な結果をもたらしたと述べた。
一方、ナショナリストたちはソーシャルメディアに激しく反応し、元外交官の意見を「国を裏切る」と見なしました。
日本からの教訓
学者Xiao Gongqin(蕭功秦)は2つの記事は、日米間で約80年前に起こったことと、現在中米間で起こっていることとの間で興味深い比較を行っています。
この学者は1940年の夏の出来事を引用しています。米国は東京と経済関係を維持し、鉄と石油を大量に供給していましたが、戦争が近づくと、ワシントンは全面的な禁輸措置を課しました。
その後、米国、英国、中国、オランダからの一連の制裁措置が日本に大きな打撃を与えました。
1941年中頃に当時のアジアのフランス植民地であった日本によって占領が行われました。
日本の動きはフィリピンを含む米国の中心的な権益違反と見なされます。アメリカは日本を敵国と見なし、結局戦争を引き起こし、日本人はパールハーバーを攻撃した。
彼は直接比較をしていませんが、日本軍の進軍は、中国が現在行っている南シナ海に人工島を違法に建設していることとに重ねています。
一方、米国がかつて日本に供給していた鉄と石油は、中国が今日米国主導のサプライチェーンに依存している半導体と関連技術にも例えることができる。と日本の日経のコメント。
中日関係が中心
議論は、日本が8年近くで最初の新しいリーダー交代したときに行われ、日中関係が脚光を浴びました。
最近の自民党の選挙討論会で、安倍首相の後任となった菅氏は、ライバル候補の石破茂氏がアジア版NATO軍事同盟を結成する提案を拒否した。
菅氏は、米中緊張の中で、北大西洋条約機構のアジア版は必然的に中国に対する国際同盟になると述べた。
日米同盟を日本の国家安全保障戦略のバックボーンとして位置づける一方で、日本の新首相は日米戦争前の反中国同盟の形成に慎重な姿勢を取っているようです。
しかし、彼の中国政策についてまだ明確なヒントはない。
東シナ海の尖閣諸島などの問題で日中の対立が深まれば、適切な時期に反中国同盟が結ばれるかもしれない。
中国は外交的な「教科書」を密接に続けて、各方法の敵を作ることを避けますか?
強行外交が歴史の教訓を無視するならば、災害は先にあるかもしれない、と日経新聞は警告した。
コメント